Đại lễ Bạch Kim của nữ hoàng Anh

Đại lễ Bạch Kim của nữ hoàng Anh

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth

Đại lễ Bạch Kim cũng sẽ là cơ hội để những người yêu mến Hoàng gia trên khắp thế giới hiểu thêm về một Nữ hoàng đầy bản lĩnh, mang tầm vóc lớn lao của lịch sử, không phải bằng quyền lực, mà bằng lòng nhiệt thành với nhân dân.

Như bà đã nói trong buổi lễ đăng quang đúng ngày này 69 năm trước: “Tôi chắc chắn rằng thời khắc này, lễ đăng quang của tôi, không phải là biểu tượng của quyền lực và sự huy hoàng đã mất đi, mà là lời tuyên bố đầy hy vọng của chúng ta về tương lai, và trong những năm tháng tôi có thể, nhờ Ân điển và Lòng thương xót của Chúa, được ban cho để trị vì và phục vụ như Nữ hoàng của các bạn”.

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Đại lễ Bạch Kim, nguyên văn tiếng Anh là Platinum Jubilee, là tên gọi cho lễ kỷ niệm mừng số năm đặc biệt của một sự kiện lớn. Đối với các hoàng gia trên thế giới, tên gọi này tương ứng với lễ mừng 70 năm trị vì của một vị quân chủ.

Sở dĩ có tên gọi “Bạch Kim” vì mỗi đại lễ gắn với mốc thời gian quan trọng trong quá trình trị vì của vị quốc vương đều được đặt tên theo một vật liệu quý. Chẳng hạn, lễ mừng 25 năm lên ngôi được gọi là Đại lễ Bạc và 50 năm là Đại lễ Vàng. Vì trong tự nhiên, bạch kim quý hiếm hơn vàng và bạc nên được “để dành” cho dịp kỷ niệm 70 năm.

Mặc dù đã trị vì hơn 70 năm, Nữ hoàng Anh Elizabeth II không phải người duy nhất có cơ may được chứng kiến sự kiện quan trọng này.

Trước Nữ hoàng Anh, Vương công Johann II của Liechtenstein và Vua Bhumibol Adulyadej của Thái Lan đều đã ở ngôi hơn 70 năm. Cá biệt, Louis XIV, "Vua Mặt Trời" của Pháp đã tại vị hơn 72 năm. Để phá kỷ lục của Louis XIV, Nữ hoàng sẽ cần thêm 2 năm nữa.

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Đại lễ Bạch Kim được tổ chức nhằm tôn vinh và tri ân những đóng góp cùng sự cống hiến của Nữ hoàng Anh trong suốt 7 thập kỷ qua. Nhìn lại quãng thời gian Nữ hoàng Anh sinh ra và trưởng thành cho đến khi là một nữ quân vương đầy quyền lực mới càng thấy khâm phục và yêu quý bà hơn.

Nữ hoàng Anh được sinh ra ở London (Anh) vào ngày 21/4/1926. Bà là con gái đầu lòng của Công tước và Nữ Công tước xứ York, người sau này là Quốc vương George VI và Hoàng hậu Elizabeth. Dù sinh ra đã ngậm thìa bạc nhưng ngay từ bé Elizabeth đã sớm bộc lộ tính cách của một nhà lãnh đạo cá tính, đầy bản lĩnh và mạnh mẽ, có tinh thần trách nhiệm cao.

Cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill từng tả lại về Elizabeth II lúc bà 2 tuổi rằng: "Cô bé có sự chín chắn đáng ngạc nhiên ở một đứa trẻ".

Elizabeth đã có bài phát biểu đầu tiên vào năm 1940 khi mới 14 tuổi. Vào thời điểm đó bà đã gửi tới các em nhỏ phải sống xa gia đình vì chiến tranh bằng thông điệp tràn đầy lạc quan: "Rồi tất cả chúng ta sẽ ổn thôi. Chúa che chở cho mọi người và giúp chúng ta giành được chiến thắng, đem lại hòa bình tự do".

Vào năm 1945, khi chỉ vừa 19 tuổi, Elizabeth quyết định tham gia lái xe phục vụ trong quân đội. Bà cũng là thành viên nữ duy nhất của gia đình Hoàng gia Anh gia nhập đội vũ trang và phục vụ trong Thế chiến II.

Đầu tháng 2/1952, Quốc vương George IV đột ngột qua đời vì bệnh nặng. Công chúa Elizabeth khi ấy đang trong chuyến thăm Kenya đã ngay lập tức quay trở về London để thừa kế ngai vàng.

Đến ngày 2/6/1953, bà chính thức đăng quang trong buổi lễ long trọng, trở thành người phụ nữ quyền lực nhất nước Anh.

Để khắc phục những tổn thất từ Thế chiến II, bà đã đưa ra những chính sách phù hợp, giúp đất nước bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh và đạt nhiều thành tựu mà người ta gọi là "thời kỳ Elizabeth mới".

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Không chỉ có sự nghiệp lẫy lừng mà Nữ hoàng Anh còn có một cuộc hôn nhân đầy ngưỡng mộ với Hoàng tế Philip. Họ không chỉ là người bạn đời mà còn là cộng sự, tri kỷ của nhau. Suốt 7 thập kỷ trôi qua, thế giới chứng kiến nhiều sự đổi thay nhưng tình yêu của vợ chồng Nữ hoàng Anh là vĩnh cửu.

Khi Elizabeth mới 13 tuổi, bà đã có cuộc gặp định mệnh với Hoàng tế trong chuyến tham quan tại Đại học Hải quân Hoàng gia tại Dartmouth. Vào thời điểm đó, nàng công chúa nhỏ đã yêu Philip từ cái nhìn đầu tiên.

Vua George VI từng rất do dự và phản đối cuộc hôn nhân giữa hai người vì ông sợ con gái còn quá trẻ, chưa đủ chín chắn trong tình yêu bởi Philip là mối tình đầu của bà.

Vì vậy, tới khi Công chúa Elizabeth bước sang tuổi 21, gia đình Hoàng gia Anh mới chính thức chấp thuận và công bố đám cưới.

Hôn lễ của cặp đôi diễn ra vào ngày 20/11/1947 tại Tu viện Westminster và được xem là tia sáng ấm áp xua đi những đau thương, mất mát mà Thế chiến II gây ra.

Sau khi vợ lên ngôi trở thành Nữ hoàng, ông Philip đã từ bỏ sự nghiệp hải quân mà ông dốc lòng cống hiến để hỗ trợ cho người bạn đời. Hơn 7 thập kỷ trôi qua, cặp đôi đã ở bên nhau, vượt qua biết bao thăng trầm và thử thách. Tình yêu của họ cho đến nay vẫn khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ và thán phục.

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Dù là người phụ nữ quyền lực nhất hoàng gia Anh nhưng Nữ hoàng cũng là một người mẹ, người bà gần gũi, dạt dào tình yêu thương bao la.

Theo luật lệ của Hoàng gia Anh, không ai được phép ngồi trên người Nữ hoàng. Thế nhưng Nữ hoàng Elizabeth II vẫn "phá vỡ" quy tắc để cho cháu gái Zara Phillips có thể thoải mái ngồi lên đùi mình xem polo tại lâu đài Windsor vào năm 1984.

Nữ hoàng Anh từng gây sốt cộng đồng mạng với khoảnh khắc bà chạy theo Hoàng tử William để ngăn cậu bé đi theo cỗ xe ngựa trong hôn lễ của Hoàng tử Andrew vào năm 1986. Hành động của Nữ hoàng giống như bao người bà bình thường khác, luôn lo lắng và hết lòng vì con cháu.

Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo người Mỹ Katie Couric vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Nữ hoàng đăng quang, Hoàng tử William đã nói: "Tôi thực sự vẫn luôn nghĩ Nữ hoàng là bà nội của tôi thôi".

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Trong suốt những năm trị vì, Nữ hoàng đã đem đến nhiều sự thay đổi vượt trội cho chế độ quân chủ. Năm 1975, bà là vị Nữ hoàng Anh đầu tiên đến thăm Nhật Bản, là chủ nhà đón tiếp nhiều lãnh đạo quốc tế đến thăm Anh.

Nữ hoàng Anh đã trải qua 14 đời Thủ tướng Anh. Bà đã gặp 13 trong số 14 Tổng thống Mỹ gần đây nhất.

Bà cũng đã chèo lái chế độ quân chủ trải qua nhiều thập kỷ của sự thay đổi xã hội, trong khi vẫn là biểu tượng cho sự ổn định của quốc gia giữa một thế giới nhiều biến động.

Bà là một trong những vị quốc vương nổi tiếng nhất trong lịch sử với tấm lòng nhân hậu, sự đúng mực và trách nhiệm cao cả. Trong chuyến công du tới Australia và New Zealand năm 1970, Nữ hoàng Anh đã phá vỡ truyền thống hàng thế kỷ khi quyết định đi dạo giữa đám đông người dân thay vì vẫy tay chào mọi người từ khoảng cách xa. Cách chào hỏi gần gũi này của Nữ hoàng sau đó đã trở thành thông lệ cho các thành viên hoàng gia Anh khi dự sự kiện trong và ngoài nước.

"Cả cuộc đời tôi, dù ngắn hay dài, đều sẽ dành cống hiến cho người dân”, đó là câu nói nổi tiếng từ Nữ hoàng Anh để cho thấy sự tận tụy và hết lòng vì dân vì nước của bà. Và cho đến nay, bà chưa từng đi ngược lại với lời cam kết này.

Cựu thủ tướng Theresa May nói rằng Nữ hoàng Anh là một người phụ nữ phi thường, đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ cho nhân dân và gia đình của họ.

Nữ hoàng Anh đã trở thành biểu tượng của sự ổn định khi thế giới thay đổi theo vô số cách thức xã hội, văn hóa, chính trị và công nghệ trong những thập kỷ qua.

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nữ hoàng Elizabeth II là một trong những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất trên thế giới. Ở tuổi 96, vai trò của Nữ hoàng dường như chưa bao giờ suy chuyển. Bà từng triệu tập cuộc họp gia đình tại khu nhà riêng ở Sandringham, sau khi cháu trai - Hoàng tử Harry và Meghan Markle thông báo rút khỏi vị trí cấp cao trong hoàng gia.

Nữ hoàng Elizabeth II chính là người đưa ra thông báo cá nhân về sự việc sau cuộc họp. Truyền thông Anh không ngừng mổ xẻ về những mâu thuẫn rạn nứt cũng như góc khuất bên trong hoàng gia sau thông báo gây sốc của nhà Sussex.

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Trong suốt 70 năm trị vì, trải qua biết bao nhiêu biến cố, khó khăn, Nữ hoàng Anh đã thành công trong việc đưa hoàng gia Anh ngày càng có vị trí vững chắc hơn.

Quyền lực của Nữ hoàng Anh còn nằm ở chỗ bà khiến các nhà lãnh đạo cấp cao phải nể trọng và kính phục bà. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khen Nữ hoàng Anh Elizabeth II là “người phụ nữ vĩ đại và tuyệt vời”.

Khi đất nước đối mặt với đại dịch Covid-19, Nữ hoàng Anh đã kêu gọi người dân Anh đoàn kết và đưa ra lời trấn an với quốc gia.

Lời kêu gọi của Nữ hoàng Anh có một sức mạnh lớn lao đối với dân chúng vào thời điểm khó khăn chưa từng thấy, có tác dụng trấn an và cổ vũ đầy mạnh mẽ. Sức mạnh vương quyền của bà là điều không phải vị vua nào cũng có thể làm được. 

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nhằm tri ân những di sản đáng quý của Nữ hoàng Anh, đại lễ Bạch Kim được tổ chức với quy mô hoành tráng, có nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới không chỉ Vương quốc Anh.

Đại lễ Bạch Kim diễn ra từ ngày 2/6 đến ngày 5/6 trùng với ngày nghỉ lễ Bank Holiday của nước Anh.

Một điều đặc biệt là ngày đầu tiên diễn ra lễ hội - 2/6 - cũng là ngày đăng quang chính thức của Nữ hoàng vào 69 năm trước, 2/6/1953.

Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth

Nữ hoàng Anh Elizabeth

Sự trở về của vợ chồng Hoàng tử Harry - Meghan Markle cùng hai con nhỏ nhận được sự quan tâm đặc biệt của công chúng. Sau gần 3 năm rời hoàng gia với nhiều mâu thuẫn và rạn nứt, nhà Sussex lần đầu tiên đoàn tụ với các thành viên trong gia đình. Nữ hoàng Anh mong muốn rằng mọi người trong gia đình phải đoàn kết với nhau và sẽ không có bất kỳ drama nào xảy ra.

Việc nhà Sussex chạm mặt các thành viên trong gia đình là khoảnh khắc mà truyền thông và công chúng mong chờ. Tất cả động thái của vợ chồng Meghan cùng với gia đình hoàng gia trong cuộc gặp này chính là tâm điểm chú ý.

Đã có nhiều dự đoán được đưa ra về khả năng hàn gắn rạn nứt và đoàn kết giữa vợ chồng Meghan với hoàng gia. Câu trả lời chính xác nhất sẽ đến vào cuối tuần tới khi đại lễ Bạch Kim chính thức diễn ra.

Khoảnh khắc được công chúng mong chờ nhất chính là sự xuất hiện của Nữ hoàng Anh cùng các thành viên cao cấp hoàng gia trên ban công Cung điện Buckingham tại sự kiện Trooping the Colour.

Nữ hoàng Anh Elizabeth
Nữ hoàng Anh Elizabeth

Không chỉ vậy, đại lễ Bạch Kim còn có sự góp mặt và quy tụ của nhiều gương mặt nổi tiếng trên thế giới. Họ là thành viên cao cấp đến từ các hoàng gia khác nhau; những ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí… Tất cả đều một lòng ngưỡng mộ và trân trọng những di sản mà Nữ hoàng Anh để lại cho đời. Đây là dịp hiếm hoi công chúng được chứng kiến sự quy tụ của nhiều người nổi tiếng tập trung đến Vương quốc Anh để chào mừng đại lễ này.

Bên cạnh đó, Nữ hoàng Anh là vị vua trị vì lâu nhất trong lịch sử hoàng gia Anh. Điều đó đồng nghĩa với việc Thái tử Charles là người chờ đợi được thừa kế ngai vàng lâu nhất hiện nay.

Người đứng đầu hiện nay đã 96 tuổi và trong thời gian qua, bà đã hạn chế xuất hiện trước công chúng. Thái tử Charles và Hoàng tử William, những người sẽ kế nhiệm Nữ hoàng trong tương lai đã lần lượt đảm nhận các vị trí và nhiệm vụ thay cho bà.

Chính vì vậy, trong sự kiện 70 năm trị vì lần này, một câu hỏi được mọi người quan tâm và mong chờ câu trả lời nhất đó chính là tương lai của hoàng gia Anh sẽ như thế nào? Có bất kỳ sự thay đổi lớn nào hay không?