Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch

Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch

Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch

Nguyễn Vũ Hải tốt nghiệp Đại học Kiến Trúc Hà Nội vào năm 2015. Ra trường, anh làm kiến trúc sư toàn thời gian trong vòng 5 năm trước khi tập trung nhiều hơn vào các dự án cá nhân. Hiện tại, anh thường xuyên tổ chức những chuyến đi bộ hoặc workshop với mục đích tìm hiểu về mối quan hệ giữa con người và không gian sống. “Dấu sông hồn phố” là một trong số đó.

Ra mắt vào năm 2017, dự án ban đầu có cái tên khá thô sơ là “Sông – Cống – Đường”, thể hiện sự chuyển giao giữa các vai trò từng gắn với con sông huyết mạch của thủ đô. Nhưng sau nhiều chuyến đi, Hải nhận ra rằng dòng sông không tồn tại độc lập. Những sự thay đổi đều phản ánh tác động qua lại giữa môi trường và con người, và cuộc đời của dòng sông cũng chính là cuộc đời của đô thị chúng ta đang sống. Vì thế, cái tên “Dấu sông hồn phố” được ra đời.

Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch
Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch
Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch
 
Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch

Tour đi bộ được chia làm 3 phần với chủ đề lần lượt nói về vai trò của sông Tô Lịch trong đô thị Thăng Long xưa, sự chuyển dịch đô thị từ phương Đông sang phương Tây và hình ảnh đô thị ngày nay.

Hành trình bắt đầu từ phố Chợ Gạo, cũng là cửa sông Tô Lịch cũ, đến những địa điểm lịch sử tại Đào Duy Từ – Hàng Buồm – Chả Cá – Hàng Lược – Hàng Đậu và kết thúc ở Hoàng thành Thăng Long. Điểm đặc biệt là anh Hải không đóng vai trò như một hướng dẫn viên chỉ kể lại những gì mình biết, mà chuyến đi giống như một cuộc trao đổi để mỗi người tham gia đều có thể kể câu chuyện riêng của mình về dòng sông Tô Lịch, về Hà Nội.

Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch

Quan sát những tấm bản đồ, chúng tôi nhận ra một điều đặc biệt: bản đồ kinh thành thế kỷ 15 nhấn mạnh nơi vua ở và sự quan trọng của Hoàng thành nên những vị trí này được phóng đại. Sang đến thế kỷ 19, bản đồ được vẽ lại với tỉ lệ cân đối hơn. Nhờ đó mà tôi nhận ra rằng mỗi người đều có một sự ưu ái nhất định dành cho những địa điểm ý nghĩa với mình. Chẳng hạn với nhiều người trong đoàn, con phố Trần Phú không có ý nghĩa gì đặc biệt, nhưng với những người làm trong ngành Luật thì nó lại rất quan trọng bởi Bộ Tư Pháp nằm ở đó. Một giả thiết được đặt ra: nếu những người vẽ bản đồ xưa phóng đại những chi tiết mà họ cho là quan trọng, liệu rằng phác họa về thành phố có bị bóp méo không, và thế nào mới là lịch sử thực tế?

Tour đi bộ kéo dài khoảng 7 tiếng đồng hồ nhưng được thiết kế với những quãng nghỉ phù hợp nên không ai thấy mệt. Bên cạnh việc tham quan các di tích lịch sử và những màn hỏi đáp sôi nổi, điểm nhấn của chuyến đi còn nằm ở những thức quà đặc sản mà chúng tôi được thưởng thức trong lúc trò chuyện cùng nhau như phở gà, cà phê gạo, xôi cốm dừa… 

Dấu sông hồn phố: 7h đi “tua” khám phá lịch sử sông Tô Lịch