Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn

Đối với nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, thảm đỏ lễ trao giải Oscar là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong năm.
Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Anya Taylor-Joy diện trang phục từ Dior Haute Couture tại thảm đỏ Lễ trao giải Oscar 2024. Ảnh: X/Twitter

Từ một tuần trước lễ trao giải Oscar, Đại lộ Hollywood đã được phong tỏa để chuẩn bị thảm đỏ – một sự kiện đã được các nhãn hiệu xa xỉ như Versace, Dior, Tiffany & Co, Gucci và nhiều nhãn hiệu xa xỉ khác thương lượng với Viện Hàn lâm.

Các bữa tiệc mừng tuần lễ Oscar đã khởi đầu từ tối thứ Năm ngày 7/3 (theo giờ Mỹ), với sự kiện do Louis Vuitton tổ chức. Tiếp theo, đêm thứ Bảy ngày 9/3, Chanel đã chiếm lĩnh Polo Lounge. Trước thềm đêm trao giải, Armani, Prada, Versace, Saint Laurent và cả Philipp Plein cũng đã tổ chức những buổi party của riêng mình.

Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Lupita Nyong’o tại thảm đỏ lễ trao giải Oscar 2014 trong thiết kế của Prada. Ảnh: X/Twitter

Sau lễ trao giải Oscar, không khí tiệc tùng tiếp tục với các bữa tiệc after-parties. Armand de Brignac, thương hiệu champagne nổi tiếng thuộc LVMH, đã tổ chức bữa tiệc sang trọng với sự tham gia của Jay-Z tại Chateau Marmont. Gucci cũng không kém cạnh với private party có sự góp mặt của Madonna và Guy Oseary.

Sự chú trọng của những thương hiệu đủ nói lên tầm quan trọng của lễ trao giải Oscar cũng như thảm đỏ sự kiện, đối với vấn đề kinh doanh của họ.

Miuccia Prada, người từng không mấy quan tâm đến việc thiết kế cho người nổi tiếng, cũng đã nhận ra giá trị của thảm đỏ. Khoảng một thập kỷ trước, Christian Langbein, khi đó là trưởng phòng quan hệ công chúng của Prada Bắc Mỹ, từng chia sẻ rằng việc thuyết phục Miuccia Prada thiết kế cho người nổi tiếng là một thách thức, bởi bà ưa chuộng những người có tư duy sâu sắc hơn là giới giải trí. Tuy nhiên, sự thay đổi đã đến khi bà chọn thiết kế váy cho Lupita Nyong’o tại Oscar năm 2014, một sự kiện đã làm nổi bật thương hiệu Prada trên thảm đỏ từ đó.

Những thương vụ nơi hậu trường thảm đỏ Oscar

Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Dương Tử Quỳnh kiêu sa trong Balenciaga tại thảm đỏ Oscar 2024. Ảnh: X/Twitter

Trong những năm gần đây, các tập đoàn xa xỉ phẩm châu Âu đã thâu tóm lễ trao giải Oscar. Mọi chuyện khởi nguồn từ việc ký kết các hợp đồng trang sức và đồng hồ giữa các thương hiệu danh tiếng và ngôi sao điện ảnh.

Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Riley Keough diện đầm Celine, trang sức Boucheron và trang điểm từ YSL Beauty cho Oscar After-Party 2023. Ảnh: Getty Images
Quảng cáo

Các hợp đồng đại sứ thương hiệu thường yêu cầu người nổi tiếng phải mặc trang phục của hãng tại Oscar và các sự kiện quan trọng khác. Đó là lý do Dương Tử Quỳnh đã diện Balenciaga hay Anya Taylor-Joy lung linh trong Dior couture cho thảm đỏ Oscar năm nay.

Những diễn viên nổi tiếng từng tập trung vào các thỏa thuận phim bom tấn giờ đây đang bận rộn với các điều khoản hợp đồng từ những thương hiệu mỹ phẩm cho các sự kiện thảm đỏ. Nếu đại sứ sắc đẹp của Dior, Anya Taylor-Joy, không xuất hiện trong lớp makeup của Dior vào đêm Oscar, điều đó có thể được coi là vi phạm hợp đồng.

Các thỏa thuận với những ngôi sao được phân chia giữa các tập đoàn thời trang và làm đẹp. Ví dụ, tại bữa tiệc hậu Oscar năm ngoái, trang sức của Riley Keough là kết quả của việc đàm phán với thương hiệu trang sức Boucheron, thương hiệu thời trang Celine, và phần trang điểm do YSL Beauty đảm nhận.

Keith Baptista, đồng sáng lập Prodject, người thường xuyên hợp tác với Chanel và Gucci, nhận xét rằng các thương hiệu đã “chiếm lĩnh” tuần lễ Oscar. Sự chiếm lĩnh này biểu hiện qua các bản hợp đồng đàm phán với ngôi sao cho trang phục, trang sức và trang điểm trên thảm đỏ.

Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Emma Stone mặc Louis Vuitton. Ảnh: X/Twitter
Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Rosé xuất hiện trong Saint Laurent tại Oscar After Party 2024. Ảnh: Getty Images

Chỉ có một số ít ngôi sao trở nên giàu có từ những hợp đồng này. Một hợp đồng nhiều năm với Dior có thể trị giá hàng triệu đô-la Mỹ. Tuy nhiên, đối với phần lớn các thương hiệu, số tiền mà các ngôi sao kiếm được thường chỉ khoảng 250.000 đô-la Mỹ mỗi năm. Nhiều ngôi sao trẻ hiện nay kỳ vọng được trả tiền để mặc trang phục của nhà thiết kế, và thường cảm thấy thất vọng khi biết rằng chỉ 3/10 người trong số họ thực sự nhận được hợp đồng và được trả tiền. Việc thuyết phục họ quay lại với cách làm truyền thống – mượn trang phục và sau đó trả lại – ngày càng trở nên khó khăn.

Do những thỏa thuận trên, thương hiệu thời trang độc lập hiếm khi xuất hiện trên thảm đỏ Oscar. Năm nay, các thương hiệu của LVMH đã làm chủ thảm đỏ, với nhiều bộ trang phục và trang sức đến từ Louis Vuitton, Givenchy, Dior và Tiffany & Co. Tập đoàn Kering và công ty con Artémis cũng không kém cạnh với sự góp mặt của Gucci, Boucheron, Balenciaga.

Tuy nhiên, lễ trao giải Oscar đang ngày càng thất thế

Sự quan tâm đối với lễ trao giải Oscar đang giảm sút đáng kể. Theo tờ Variety, lễ trao giải Oscar mới đây chỉ thu hút được 19,5 triệu người xem, một con số giảm hơn một nửa so với 43 triệu người vào năm 2014. Con số này tương phản với sự tăng trưởng của khán giả Super Bowl, từ 111.5 triệu người năm 2014 lên đến khoảng 123 triệu người trong năm nay.

Thảm đỏ Oscar: Đấu trường của những thương vụ thời trang lớn
Blake Lively xuất hiện tại Super Bowl 2024 với bộ trang sức từ Tiffany & Co trị giá $496,075 đô-la Mỹ. Ảnh: Getty Images

Các thương hiệu có vẻ đã nhận ra xu hướng trên và có thể đang chuyển hướng sự chú ý đến Super Bowl, như việc Blake Lively xuất hiện tại sự kiện với bộ trang sức Tiffany & Co trị giá $496.075 đô-la Mỹ vào tháng 2 vừa qua.

Theo bazaarvietnam.com Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm