Vnluxury

Áp lực từ nguồn cung, giá xuất khẩu cà phê Arabica tăng mạnh trở lại

Xuất khẩu cà phê thuận lợi, Việt Nam đẩy mạnh chế biến sâu, sản xuất xanh Xuất khẩu cà phê tăng mạnh trên 17%

Tồn kho trên Sở ICE cùng Dollar Index đồng loạt giảm sâu tạo hỗ trợ kép, thúc đẩy lực mua đối với mặt hàng này.

Trong báo cáo chốt ngày 2/11, tồn kho Arabica đạt chuẩn trên Sở ICE-US tiếp tục giảm thêm 11.933 bao loại 60kg, đưa tổng số bao cà phê đang lưu giữ về mức 368.100. Đây là lượng cà phê lưu trữ thấp nhất ghi nhận kể từ tháng 5/1999.

nlcn-31120231103090004.png?rt=20231103090019 Giá hai loại cà phê đồng loạt tăng

Cùng với đó, chỉ số Dollar Index giảm 0,71% sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định duy trì mức lãi suất 5,25 - 5,5% tại cuộc họp mới nhất, khiến dòng tiền chuyển từ các tài sản trú ẩn sang các thị trường khác như chứng khoán hay hàng hóa. Việc Dollar Index giảm sâu cũng khiến nông dân Brazil hạn chế bán hàng.

Trong khi đó, giá Robusta chỉ tăng nhẹ do kỳ vọng thu hoạch cà phê ở Việt Nam diễn ra thuận lợi và nguồn cung mới sớm đẩy ra thị trường. Cùng chung xu hướng giá thế giới, ghi nhận sáng nay trên thị trường nội địa, giá cà phê nhân xô tại Tây Nguyên và các tỉnh Nam Bộ cũng nhích nhẹ 100 đồng/kg, đưa mức thu mua cà phê trong nước lên 57.000 - 57.900 đồng/kg. So với hai tháng trước, giá cà phê nội địa đã giảm đến gần 10.000 đồng/kg.

Nếu so sánh với giá cà phê đặc sản đang được giao dịch với giá trên 200.000 đồng/kg, rõ ràng, việc xuất khẩu thô cà phê với giá trị gia tăng thấp vẫn luôn là bài toán Việt Nam cần giải quyết vì sự phát triển lâu dài của ngành cà phê.

Quảng cáo
z4837665664772-ae060c32c948804bd792187f100ec53520231103090018.jpg?rt=20231103090043 Nhiều hộ nông dân Tây Nguyên được nhận hỗ trợ từ các dự án phát triển bền vững cây cà phê

Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp sản xuất cà phê cần đầu tư cho khâu sản xuất, nhằm hướng tới xuất khẩu cà phê đã qua chế biến với giá trị cao, đồng thời chuyển dịch phương thức chế biến, rang xay phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ và châu Âu. Đây chính là lý do thời gian qua hàng loạt doanh nghiệp đã tập trung đầu tư để sản xuất cà phê chế biến.

Theo đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex đang có 13 nhà máy chế biến cà phê nhân ở những vùng nguyên liệu trọng điểm, nhưng Công ty còn sở hữu nhà máy chế biến cà phê hòa tan Intimex Bình Dương, được đầu tư xây dựng trên dây chuyên công nghệ tiên tiến của Tập đoàn GEA Niro (Đan Mạnh).

Hoặc, một số doanh nghiệp nước ngoài cũng đã rót vốn vào Việt Nam để xây dựng nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu. Mới đây, 2 doanh nghiệp châu Âu là Louis Dreyfus Company (LDC) và Instanta Sp. z o.o. (Instanta) đã đưa vào hoạt động liên doanh ILD Coffee Việt Nam với nhà máy chế biến cà phê có công suất 5.600 tấn/năm tại Bình Dương…

Bên cạnh đó, định hướng phát triển cà phê đặc sản với mục tiêu xây dựng thương hiệu, từ đó khẳng định vị thế ngành cà phê Việt Nam đang nhận được sự quan tâm, thúc đẩy từ phía Nhà nước.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phê duyệt “Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021-2030” với mục tiêu đến năm 2025 diện tích cà phê đặc sản của nước ta là 2% tổng diện tích, tương đương sản lượng ở mức 5.000 tấn và sẽ tăng lên tương ứng 3% và 11.000 tấn trong năm 2030.

Như vậy, xuất khẩu cà phê Việt Nam đang nhận được hỗ trợ tốt từ việc giá giao dịch và nội địa duy trì ở mức cao kỷ lục để hướng tới mục tiêu duy trì kim ngạch năm 2023 ở mức 4 tỷ USD, tiếp tục là mức kỷ lục của cà phê Việt.

Nguồn https://congthuong.vn/ Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm