Lần cuối cùng bạn làm sạch cọ makeup của mình là khi nào? Nếu chúng hiện đều đang dính đầy makeup và bạn không thể nhớ được màu sắc ban đầu của đầu chổi, đây có lẽ là lúc nên kết bạn với sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng.
“Lớp dầu trên da, cùng sắc tố màu của makeup và cả tế bào da chết chính là yếu tố sinh trưởng của vi khuẩn,” chuyên gia trang điểm Caroline Barnes cho hay. Một chiếc cọ sạch sẽ mang lại một làn da rạng rỡ và đảm bảo lớp trang điểm sáng mướt trên da. Vì vậy, hãy dành chút thời gian chăm sóc công cụ này để bảo vệ chính làn da của mình.
Những chiếc cọ bẩn gây nguy hại gì cho làn da của bạn?
“Nếu bạn là một trong số những người làm "chuẩn và đủ" các bước chăm sóc da mặt thiết yếu, nhưng vẫn không hiểu vì sao bị mẩn đỏ và lên mụn; hãy thử kiểm tra lại những dụng cụ (mút, cọ trang điểm) mình sử dụng lên trên da mặt ” Lynn Sanders – nhà khoa học mỹ phẩm và sáng lập của Cosmetics a La Carte cho hay.
Không chỉ vậy, những sợi cọ bị cong gãy, hay chứa đầy bụi bẩn khiến các sản phẩm không được tán đều trên da. Thêm vào đó, chỉ một đường quẹt “vi khuẩn” cũng có thể gây nổi mụn, mẩn tấy, … Và trong trường hợp tệ nhất, nó có thể dẫn đến viêm, nhiễm trùng nang lông. “Đây là một vấn đề nghiêm trọng, tôi đã từng nghe có trường hợp nhiễm phải viêm mô tế bào – có thể gây đến mù loà.”
Hơn cả, đặc biệt hạn chế việc chia sẻ sử dụng chung cọ trang điểm – đây có thể coi là một “tội lỗi khùng khiếp” - một nguồn phát tán vi khuẩn – như viêm kết mạc và mụn rộp môi (cold sores). Đó là lí do tại sao tất cả các chuyên gia trang điểm thường làm sạch cọ của họ sau mỗi lần sử dụng.
Bụi bẩn cũng là một tác nhân gây nên việc đẩy nhanh quá trình lão hoá. “Tuy không có nghiên cứu lâm sàng nào xác nhận chính thức, nhưng trên lý thuyết, cọ trang điểm bẩn hoàn toàn có thể góp phần làm “vỡ” collagen và elastin và rất nhiều yếu tố khác dẫn tới da bị lão hoá sớm,” bác sĩ da liễu Stefanie Williams cho biết.
Các bước làm sạch sâu dành cho cọ trang điểm
Chuyên gia trang điểm Christabel Draffin, tiết lộ qui trình rửa sạch cọ trang điểm của mình với nhưng bước đơn giản sau đây:
- Khi không có nước rửa cọ makeuo chuyên dụng, bạn có thể nhúng từng chiếc cọ dưới vòi nước nóng, và sau đó đặt chúng vào một bát pha loãng sữa rửa mặt, dầu gội đầu cho trẻ em (lành tính) sau đó chà nhẹ bằng tay cho đến khi nổi bọt.
- Giữ cọ dưới vòi nước và và rửa cho đến khi hêt sạch bọt. Giữ thêm 2-3s để đảm bảo cọ được sạch nhất có thể. Nếu không có thời gian, bạn có thể đầu tư một dụng cụ làm sạch cọ Brush Washing Mat từ Sigma.
- Nếu trên cọ vẫn còn màu và vết bẩn, lặp lại quá trình chùi rửa một lần nữa.
- Sau khi cọ đã được rửa sạch sẽ, vắt cạn nước ở đầu cọ ra và đặt từng chiếc ngay ngắn thành một hàng trên một chiếc khăn mặt/khăn tắm và hong khô từ 6-8 tiếng (hoặc sử dụng máy sấy với mức gió thấp).
Những chú ý khi vệ sinh cọ trang điểm
“Vi khuẩn và nấm ưa thích điều kiện môi trường từ ẩm ướt sang khô, vì vậy nên cọ đánh kem nền foundation thường có thể tích tụ vi khuẩn nhanh hơn hẳn cọ đánh phấn khô.” Hãy lau và làm sạch cẩn thận hơn tới những chiếc cọ tiếp xúc với các loại trang điểm dạng lỏng. “Ít nhất hai đến ba lần một tuần làm sạch chúng, còn đối với cọ phấn thì một tuần một lần là đủ.”
Cọ được làm từ sợi tổng hợp là sự lựa chọn dễ lau chùi cùng không đòi hỏi “bảo dưỡng” nhiều – với những loại chất lượng cao có thể sử dụng tới 5-10 năm. Nhiều thương hiệu cung cấp thêm các phương pháp bảo vệ chống vi khuẩn như Look Good Feel Better có mức giá khoảng 1 triệu VND (£35). Các sợi cọ tự nhiên thường xốp nên luôn cần phải được “chăm sóc” kĩ càng hơn. Nếu không được rửa sạch, chúng sẽ trở nên ‘khập khiễng’ và vô dụng, các chất bẩn, chất thừa tích tụ sẽ khiến sợi cọ không thể tán đều được sản phẩm làm lớp makeup của bạn trông loang lổ. Vì vậy, hãy luôn để ý cất cọ trang điểm tại những nơi khô ráo, thoáng mát, tốt nhất là ở trong túi riêng. Đặc biệt tránh phòng tắm ẩm ướt – bởi đó là nơi giúp vi khuẩn có được một “bữa tiệc” no nê.