Theo các chuyên gia, mỗi lần bảo dưỡng dịp tết, các hạng mục xe ô tô nên chú trọng gồm lốp xe, ắc quy, động cơ, phanh,…
1. Kiểm tra lốp xe
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, nếu bị hỏng sẽ khiến chiếc xe của bạn dừng hoạt động, mà còn có thể gây nguy hiểm nếu đang đi trên đường. Lốp mòn, áp suất lốp không đạt chuẩn gây ra những bất tiện và thiếu an toàn trong quá trình lái, đặc biệt dịp tết phải chạy với khoảng cách xa.
- Độ mòn lốp xe: Để đánh giá độ mòn của lốp xe ô tô, bạn có thể để ý các rãnh gai lốp. Trên rãnh gai lốp luôn có các vị trí đánh dấu độ mòn tới hạn của lốp. Khi độ cao gai lốp và độ cao của các điểm này bằng nhau, bạn nên thay lốp ngay. Theo kinh nghiệm và khuyến cáo của chuyên gia, lốp xe ô tô cần được đảo mỗi 10.000 km và thay thế khi đi được 50.000 đến 70.000 km.
Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường nên cần phải được lưu ý để đảm bảo xe vận hành an toàn- Áp suất lốp: Bơm lốp đúng áp suất giúp xe lăn trên đường với toàn bộ mặt lốp, mặt tiếp xúc được trải đều hơn, qua đó giúp mòn đều bề mặt lốp. Ngoài ra, lốp xe có áp suất phù hợp sẽ giúp chiếc xe di chuyển một cách êm ái, khả năng vào cua ổn định, quãng đường phanh ngắn nhất và tiết kiệm nhiên liệu.
2. Dung dịch trong khoang động cơ
Dung dịch trong khoang động cơ như nước làm mát, dầu hộp số... cần được bổ sung thường xuyên nhưng trước khi có chuyến đi xa dịp tết, chủ xe cũng cần kiểm tra lại và “châm” thêm nếu cần.
Một chiếc ô tô có thể vận hành tốt và bền hay không chủ yếu nhờ vào dầu bôi trơn động cơ. Dầu bôi trơn tốt sẽ giúp xe hoạt động ổn định. Ngược lại, chúng khiến xe hao tốn nhiên liệu và tệ hơn là làm hỏng động cơ.
3. Hệ thống phanh xe
Phanh xe là yếu tố an toàn nhằm đảm bảo cho phanh luôn hoạt động tốt tránh tình trạng phanh nặng, phanh bó cứng, phanh kẹt, mất phanh trong quá trình vận hành.
4. Ắc quy và điện
Ắc quy cũng là một trong những bộ phận cần thiết mỗi lần chiếc xe đi bảo dưỡng. Việc kiểm tra bình ắc quy nhằm kiểm tra các điện cực phía trên nắp bình, đảm bảo tất cả các điện cực được nối chính xác. Khi phát hiện các vấn đề chập điện, cháy, rò rỉ chất lỏng,… hãy thay mới ngay để tránh xảy ra cháy nổ, tai nạn.
Bên cạnh ắc quy, hệ thống điện ô tô cũng luôn tìm ẩn nhiều lỗ hỏng. Do đó, chủ xế nên khám điện tổng quát cho xế yêu, việc này sẽ loại trừ các trường hợp tránh nổ do chập điện gây ra.
5. Đèn chiếu sáng
Các hệ thống đèn trên ô tô không chỉ đem lại tầm nhìn tốt cho chủ xe vào ban đêm cũng như điều kiện thời tiết xấu mà còn báo hiệu đến những phương tiện khác khi vận hành. Hãy kiểm tra kĩ đèn pha, đèn báo rẽ… và thay ngay những bóng đèn khi cần thiết. Đặc biệt, khi một chuyến đi chơi hay về quê sẽ khiến chủ xe trải qua nhiều cung đường và các loại thời tiết khác nhau. Do đó, chủ xe càng cần có “cặp mắt” hỗ trợ để quan sát các chướng ngại vật và các phương tiện giao thông trên đường.
6. Nước rửa kính và cần gạt mưa
Thời tiết ngày tết thường có mưa xuân hoặc trong điều kiện di chuyển đường dài nhiều bụi bặm, do đó cần gạt mưa và nước rửa kính có vai trò quan trọng. Ngoài việc làm sạch kính lái, thì hai bộ phận này cũng giúp chủ xe đảm bảo tầm nhìn tốt nhất cho lái xe an toàn hơn. Nếu nghe thấy tiếng cót két không gạt hết nước thì chủ xe nên thay mới và nhớ châm đầy nước rửa kính trước khi bắt đầu chuyến hành trình.
Theo https://cartimes.tapchicongthuong.vn/bai-viet/kinh-nghiem-thue-xe-tu-lai-dip-tet-13820.htm