Vnluxury

Chế biến, sử dụng khoáng sản gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Hội nghị khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI với chủ đề “Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo”

Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo Hội Tuyển khoáng Việt Nam, Lãnh đạo Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ - Luyện kim; đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương); nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực tuyển khoáng, địa chất; đại diện các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, các cơ sở đào tạo nhân lực trong lĩnh vực liên quan...

khoáng sản
Hội nghị Khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI với chủ đề “Chế biến và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.

Hội nghị Khoa học công nghệ tuyển khoáng toàn quốc lần thứ VI nhằm đánh giá những thành tựu mới trong lĩnh vực chế biến và sử dụng khoáng sản từ năm 2018-2023. Đây là giai đoạn chính thực hiện các chủ trương chính sánh mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và các thông tư, chỉ thị của các Bộ, ban, ngành về phát triển công nghiệp khoáng sản như: Nghị quyết số 02 - NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 259/QĐ-TTg ngày 22/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới và hiện đại hoá công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn 2025; Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm về công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản của Bộ Công Thương.

Công nghiệp khoáng sản có nhiều thay đổi tích cực

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Minh Đường - Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam cho biết, cùng với sự phát triển của đất nước, trong những năm gần đây ngành công nghiệp khoáng sản có nhiều thay đổi tích cực như: đã đầu tư được nhiều nhà máy chế biến sâu khoáng sản quy mô lớn với công nghệ và thiết bị tiên tiến, tự động hóa cao, áp dụng chuyên đổi số trong quá trình điều hành sản xuất nhằm tăng năng lực sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, hạn chế ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sản xuất. Tiêu biểu như: các nhà máy tuyển than vùng Quảng Ninh của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Nhà máy tuyển nổi quặng đồng và Nhà máy luyện đồng số 2 của Tổng Công ty khoáng sản TKV; các nhà máy tuyển quặng bôxít và chế biến Alumin tại Bảo Lộc - Lâm Đồng và Nhân Cơ Đắk Nông của Tập đoàn TKV...

Lực lượng cán bộ nghiên cứu khoa học về chế biến khoáng sản ở các đơn vị tư vấn, các viện nghiên cứu ngày càng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn, ngoài thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu các đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Tập đoàn, cấp cơ sở, các đơn vị này còn tham gia lập các dự án đầu tư, tự thiết kế hoặc tham gia liên danh nhà thầu thực hiện các gói thầu chính đối với các nhà máy chế biến khoáng sản quy mô lớn.

khoáng sản
Ông Nguyễn Minh Đường - Chủ tịch Hội Tuyển khoáng Việt Nam phát biểu khai mạc Hội nghị.

Đổi mới sáng tạo đối với ngành chế biến và sử dụng khoáng sản bao hàm nhiều vấn đề như: bắt buộc các doanh nghiệp chế biến khoáng sản phải thay thế công nghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến hiện đại, giảm tối thiểu lượng tiêu hao nguyên liệu và năng lượng, nâng cao tỷ lệ thu hồi khoáng sản có ích, thu hồi các khoáng sản đi kèm, áp dụng công nghệ ít hoặc không phế thải cũng như nghiên cứu chế biến để tận thu triệt để các khoáng sản có ích còn trong các bãi thải trước dây, thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, áp dụng chuyển đổi số trong quá trình điều hành sản xuất...

"Để thực hiện được mục tiêu chế biến và sử dụng khoáng sản gắn với phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, việc đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, cán bộ kỹ thuật chuyên ngành nhằm đáp ứng được yêu cầu mới rất cần thiết. Cần phải cải tiến phương thức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ nhân lực của ngành chế biến khoáng sản để có khả năng tiếp cận với các thành tựu khoa học và công nghệ mới, làm chủ các trang thiết bị nghiên cứu, phương tiện sản xuất hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước", Lãnh đạo Hội Tuyển khoáng Việt Nam nhấn mạnh.

Xây dựng công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn

Ngày 01/4/2023, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 334/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Quảng cáo

Về lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, Quyết định số 334/QĐ-TTg nêu rõ, đến 2030 hình thành các khu công nghiệp chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến, có quy mô tương xứng với tiềm năng của từng loại khoáng sản đồng bộ với phát triển hạ tầng khu vực; đẩy mạnh các dự án khai thác chế biến đối với một số loại khoáng sản bauxite, Titan-Zicron, đất hiếm, Niken; Phát triển công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản trên cơ sở phát huy nội lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực về địa chất khoáng sản nhằm phục vụ chủ yếu nhu cầu nền kinh tế; Phát triển công nghệ chế biến sâu các loại khoáng sản trên cơ sở phát huy nội lực, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực về địa chất khoáng sản nhằm phục vụ chủ yếu nhu cầu nền kinh tế. Tầm nhìn đến 2045 về khai thác và chế biến khoáng sản là hình thành nền công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản tiên tiến, hiện đại gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh tương đương với các nước tiên tiến khu vực Châu Á.

Gần đây nhất, ngày 18/7/2023 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 866/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định nêu rõ các mục tiêu tổng quát như: Tài nguyên khoáng sản được quản lý chặt chẽ, khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, thích ứng với biển đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu đạt mức trung hòa carbon. Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại phù hợp với xu thế của thế giới.

Đối với các loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chiến lược, quan trọng (bô-xít, titan, đất hiếm, crômit, niken, đông, vàng), các doanh nghiệp được cấp phép khai thác mỏ phải có đủ năng lực và phải đầu tư các dự án chế biến phù hợp sử dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, bảo vệ môi trường bền vững.

Hạn chế và tiến tới chấm đứt khai thác các mỏ trữ lượng thấp, phân tán, nhỏ lẻ, tập trung tài nguyên khoáng sản từ các mỏ/điểm mỏ quy mô nhỏ thành các cụm mỏ quy mô đủ lớn để đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến áp dụng công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

Tại Hội nghị, các nhà quản lý, nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật hoạt động trong nhiều ngành, địa phương, doanh nghiệp đã tham luận và trao đổi về các vấn đề, nội dung liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường đang được quan tâm như: Nghiên cứu, đề xuất định hướng đến năm 2035 về đổi mới, hiện đại hóa, phát triển công nghệ tuyển, chế biến một số loại khoáng sản rắn chủ yếu ở Việt Nam; Ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý, chế biến than tại Công ty Tuyển than Cửa Ông; Kết quả nghiên cứu và khả năng triển khai công nghệ tuyển quặng đất hiếm mỏ Bắc Nậm Xe, Phong Thổ, Lai Châu; Kết quả nghiên cứu sản xuất Boehmite từ sản phẩm trung gian (hydrat), Nhà máy sản xuất Alumin Nhân Cơ...

Việt Hằng
Nguồn https://tapchicongthuong.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm