Vnluxury

Đắk Lắk: Bà H Ner Niê hơn 20 năm gắn bó với cây Cà phê

Trong những năm qua, cây cà phê có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở Đắk Lắk. Ngoài giá trị kinh tế thì mỗi năm nó còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động phổ thông trong tỉnh. Cây cà phê đem lại cho người dân, nơi đây đời sống khấm khá, đầy đủ sung túc hơn.

Trong những ngày cuối tháng 02 này, tại thành Phố Buôn Ma Thuột đang rộn ràng cho sự kiện quan trọng tỉnh, "lễ hội Cà phê lần thứ 8". Phóng viên đã có dịp ghé thăm Bà H Ner Niê, 61 tuổi, trú tại Buôn Kmrơng B, Xã Ea Tu, TP, Buôn Ma Thuột, thăm rẫy cà phê của gia đình bà, và nghe những câu truyện từ trái Cà phê gắn bó với bà hơn 20 năm qua.

Bà H Ner Niê, 61 tuổi, trú tại Buôn Kmrơng B, Xã Ea Tu, TP, Buôn Ma Thuột.

Chia sẻ với pv, bà H Ner Niê cho biết, nhiều năm qua bà đã coi việc chăm vườn cà phê của mình là một niềm vui, cũng coi đây là nguồn tài sản, mang lại kinh tế chính của gia đình, "vườn Cà phê cũng là đứa con tinh thần của bà trong rất nhiều năm qua với bao thăng trầm, vui, buồn đã trải qua" với cuộc đời bà. Sinh ra tại mảnh đất đầy nắng gió Tây Nguyên, thời trẻ bà cũng là một trong những bông hoa "Pơ lang" đẹp nhất của buôn làng khi đến tuổi bắt chồng bà đã bén duyên với một chàng trai được buôn làng đánh giá là "chàng trai đầy dũng mãnh của núi rừng", ông bà đã có với nhau 04 người con, "ông được chọn là một trong những cầu thủ xuất sắc trong đội bóng đá đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk, lúc ấy".

Nhưng số phận lại như hờn ghen với gia đình bà, sau một trận bạo bệnh ông đã mất hết ý thức, không còn nhận ra bà và các con bà là ai. Một mình bà đã phải xoay xở đủ việc để nuôi 04 người con ăn học trưởng thành, từ nhiều việc đi làm thuê khắp buôn làng, bà đã học hỏi và được tìm hiểu về cây Cà Phê, lúc ấy nói đến Cà phê nhiều người còn hoài ghi về sự phát triển của nó, nhưng với bà đây có thể là cơ hội để bà có thể thay đổi đời sống của gia đình bà. Bà kể cứ ngày bà đi làm thuê cho người ta, bà đã xin từng hạt Cà Phê đẹp nhất để về tự ươm giống trồng từ những cây Cà phê đầu tiên, sau đó là tiết kiệm tiền mua giống... vậy mà đã hơn 20 năm rồi bà nói trong hoài niệm...

Theo bà, để chăm sóc tốt cho 1ha cà phê trong 1 vụ, bà phải đầu tư trung bình khoảng 40 triệu đồng. Trong đó một phần dành cho phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, còn lại phần lớn là tiền công lao động. Nếu được mùa, 1ha cà phê cho thu hoạch khoảng chục tấn quả tươi, chỉ tính riêng tiền công thu hái khoảng trên 20 triệu đồng, ngoài ra còn các khoản tiền chăm bón, chế biến... Nhờ như vậy người dân, trong Buôn, làng đã có thêm thu nhập từ việc làm mà cây cà phê mang lại…

Trước đây, gia đình chỉ trồng ngô, sắn và lúa nương, tuy nhiên năng suất, hiệu quả thấp. Khoảng hơn 10 năm trở lại đây, gia đình đã chuyển đổi hầu hết diện tích trồng hoa màu sang trồng cây cà phê. Đến nay, gia đình có hơn 2 ha cà phê, vụ mùa năm nay, cà phê sai quả lại được giá hơn mọi năm nên gia đình có nguồn thu nhập ổn định.

Quảng cáo
Đến vụ mùa bà con trong Buôn lại đi làm đổi công cho nhau "tiếng cười nói vui như trẩy hội vang vọng khắp buôn làng".

Đến vụ mùa bà con trong Buôn lại đi làm đổi công cho nhau "tiếng cười nói vui như trẩy hội vang vọng khắp buôn làng" nhờ sự chia sẻ đó bà con không phải thuê người thu hái, nên bà con cũng tiết kiệm thêm một khoản tiền mà lại giải quyết được việc làm cho các thành viên trong gia đình. Những năm gần đây, việc tìm kiếm đầu ra cho cà phê ở đây cũng không đáng lo ngại khi các doanh nghiệp đã thu mua đều đặn. Vào vụ thu hoạch cà phê, người dân chỉ cần thu hái, tập kết ở bên đường là có thương lái đến tận vườn thu mua.

Đặc biệt, Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước chính quyền địa phương, những năm qua, người dân đã tích cực chuyển đổi diện tích trồng các loại cây có hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cà phê. Nhờ chăm sóc tốt, cà phê cho năng suất cao và tìm được đầu ra ổn định đã giúp người dân nơi đây thay đổi giá trị cuộc sống từng ngày. Ðó là yếu tố góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở Buôn làng trong những năm qua. Nay buôn làng đã có những ngôi nhà khang trang, người dân chỉ cần chăm chỉ làm ăn thì ắt sẽ giàu, gia đình nào cũng đầy đủ tiện nghi, con em đều được cắp sách đến trường...bà H Ner Niê nói.

Nay buôn làng đã có những ngôi nhà khang trang.

Khi pv, hỏi về cảm nghĩ của bà về "Lễ hội Cà phê" sắp diễn ra vào tháng 03 này, bà nói trong niềm phấn khởi: Việc tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, đây không chỉ là một lễ hội bình thường mà nó là niềm tự hào của bà con nông dân làm Cà phê, cũng nhằm tiếp tục quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, phát triển cà phê đặc sản Việt Nam; từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê của tỉnh nhà mà còn của cả Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người nông dân trồng, chế biến và kinh doanh cà phê. Đặc biệt, là bình ổn giá cà phê trong nước giúp bà con an tâm trồng và chăm sóc cà phê, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Bà H Ner Niê mong muốn Lễ hội sẽ giới thiệu hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh nhà ra với thế giới; cũng hy vọng qua đây tỉnh nhà sẽ kêu gọi, xúc tiến, thu hút được nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, chế biến cà phê và các sản phẩm nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh, để giúp bà con nông dân có cơ hội nhiều hơn với những cơ hội mới, cũng như mạnh dạn hơn trong việc trồng và lựa chọn cây cà phê là cây kinh tế chủ lực...

Được biết, Lễ hội năm nay có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới” sẽ diễn ra từ ngày 10/3/2023 đến ngày 14/3/2023 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh Đắk Lắk.

Nguồn vietnamhoinhap.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm