Đồng hồ A.Lange & Sohne

Năm 2005, thương hiệu vùng Saxon đã phát hành Lange 1 Timezone có thêm vòng City Ring 24 thành phố

Để có được vị thế như hiện tại trên bản đồ sản xuất đồng hồ thế giới, A. Lange & Sohne đã trải qua biết bao thăng trầm lịch sử. Sự ảnh hưởng từ hai cuộc chiến tranh thế giới và suy thoái kinh tế, rất nhiều người đã tin rằng sẽ không còn được thấy những đứa con tinh thần giàu chất Đức và tinh thần vùng Saxon nữa.

Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra. Sau một thời gian dài vắng bóng trong ngành đồng hồ, năm 1990, Walter Lange (cháu trai của người sáng lập) đã viết tiếp chương mới trong lịch sử chế tạo đồng hồ của gia đình với 4 mẫu đồng hồ mới. Loạt sản phẩm A. Lange & Sohne tung ra năm 1994 đã gây chấn động ngành công nghiệp đồng hồ lúc đó. Một trong bộ bốn chiếc đồng hồ ra mắt trong năm 1994 để lại ấn tượng mạnh trong sự kiện ra mắt sản phẩm là Lange 1.

Dựa vào chiếc Lange 1 đầu tiên được sản xuất vào năm 1994, thương hiệu vùng Saxon đã phát hành Lange 1 Timezone có thêm vòng City Ring 24 thành phố vào năm 2005. Như vậy, ngoài trình diễn thời gian cơ bản, mẫu đồng hồ Lange 1 Timezone còn có thể cho biết thời gian ứng với các thành phố khác nhau trên thế giới.

Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne

Vậy điều gì đã khiến cho Lange 1 Timezone trở nên đặc biệt và luôn tạo được sự phấn khích cho giới sưu tầm trên thế giới?

Đầu tiên, Lange 1 là một trong bốn mẫu đồng hồ đánh dấu sự trở lại của nhà sản xuất đồng hồ lâu đời thị trấn Glashutte. Mục tiêu ngay từ đầu của ngài Walter Lange là đưa Đức trở lại bản đồ đồng hồ phân khúc xa xỉ bằng các thiết kế giàu tính sáng tạo nhưng vẫn lưu giữ được những nét truyền thống của thương hiệu. Khi nhìn vào Lange 1 Timezone, nét cổ điển được thể hiện ngay trên mặt số. Lấy cảm hứng từ Đồng hồ Năm phút của Nhà hát Opera Semper ở Dresden (Chiếc đồng hồ có từ năm 1841), cửa sổ lịch ngày “ Big Date” nằm tại vị trí trên cùng bên phải. Chính ô lịch “Big Date” đã mang lại tấm bằng sáng chế đầu tiên cho A. Lange & Sohne trong kỷ nguyên mới.

Đồng hồ A.Lange & Sohne

Và với những ai yêu đồng hồ Đức, không thể không hài lòng khi nhìn vào tổng thể thiết kế của mặt số Lange 1 Timezone.

Bên cạnh ô lịch “Big Date”, có một mặt số phụ kích thước lớn cho biết giờ và phút tại nơi mình đang đứng (Home Time). Mặt số phụ này nằm lệch tâm với mặt số chính và được điểm thêm bởi những cọc chỉ giờ bằng vàng, giây độc lập sẽ được theo dõi qua kim thép nung xanh ở vòng tròn nhỏ phía dưới.

Góc phải phía trên của mặt số là sự có mặt của vòng cung chỉ báo năng lượng với dấu chỉ AUF: đầy cót, AF là hết cót. Tên thương hiệu được đặt bo tròn theo đường viền cong của mặt số, đi kèm chữ Glashutte I/SA thể hiện cho nơi sản xuất(I/SA viết tắt cho “In Saxony”).

Khác với phiên bản Lange 1 truyền thống, trên mặt số Lange 1 Timezone còn có thêm mặt số phụ nhỏ tại góc 4 giờ. Mặt số phụ này cũng cho biết thời gian, nhưng là thời gian ở địa điểm khác, ứng với một thành phố mà mũi tên vàng góc 7h (vẫn thuộc mặt số phụ nhỏ này) chỉ tới.

Rất nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng, hai mặt số phụ nhỏ với nửa viền xanh bên ngoài giúp người xem biết được đang là ngày hay đêm (Day&Night Indicator) với cả 2 múi giờ Home và GMT.

Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne

Với những ai lần đầu nhìn tới chiếc Lange 1 Timezone, chắc hẳn sẽ còn bỡ ngỡ về một mặt số có rất nhiều những chiếc kim. Tại sao lại nhiều kim vàng nhỏ màu vàng trên mặt số như thế. Nhưng với lối tư duy logic cùng tài năng chế tạo đồng hồ đã được công nhận, các nghệ nhân nhà A. Lange & Sohne đã tạo ra một Lange 1 Timezone có vẻ đẹp thanh lịch, với các chi tiết dù không hề đối xứng nhưng lại thuận mắt đến bất ngờ. Quan trọng hơn hết, tất cả các thành phần trên mặt đồng hồ không hề xen lẫn vào nhau khi cỗ máy này vận hành.

Tiếp theo, điều luôn khiến những nhà sưu tập đồng hồ phải phấn khích trong mọi chiếc đồng hồ A. Lange & Sohne, chính là bộ máy vận hành có tên L031.1 nằm bên trong phiên bản Lange 1 Timezone hiện tại. Bộ máy lên cót tay nay vận hành ở tần số 21.600 vph và có thể trữ cót trong khoảng ±72 giờ. Đây là cỗ máy lên dây cót tay (Manual Winding) được A. Lange & Sohne. sản xuất in-house nhằm tôn vinh những giá trị sản xuất đồng truyền thống lâu đời.

Dấu hiệu nhận biết đầu tiên trên những chiếc đồng hồ nhà A. Lange & Sohne chính là tấm khung ¾, có phong cách thiết kế đậm chất truyền thống vùng Glashutte. Tấm khung ¾ đã được giới thiệu lần đầu bởi ngài Ferdinand A. Lange (người sáng lập ra thương hiệu A. Lange & Sohne) vào năm 1864 trên những chiếc đồng hồ bỏ túi. Giờ đây, không chỉ A. Lange & Sohne, mà các thương hiệu đồng hồ tại Glashutte đều có sử dụng tấm khung ¾ cho bộ máy của mình như Glashutte Original, Nomos, Moritz Grossmann,...

Tấm khung ¾ trên caliber L031.1 được làm từ Bạc Đức - cũng là chất liệu thú vị trên những chiếc đồng hồ có xuất xứ Glashutte. Màu sắc hơi ánh vàng của Bạc Đức đã gợi lên một vẻ đẹp hoài cổ khó diễn tả, và chỉ khi được chiêm ngưỡng tận mắt mới có thể cảm nhận hết được. Khi mà những công ty khác luôn chọn cách xử lý bề mặt cho Bạc Đức thì A. Lange & Sohne lại giữ nguyên vẻ đẹp và màu sắc nguyên thuỷ của chất liệu này .

Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne

Mặc dù rất chắc chắn, nhưng nhược điểm của việc sử dụng tấm khung ¾ đó là đã có rất nhiều bánh răng và chi tiết máy của cailber L031.1 đã bị che khuất. Dù vậy, phần diện tích còn lại có thể quan sát được bằng mắt thường cũng đã đủ chứng minh mức độ kỳ công của những người thợ đồng hồ nhà A. Lange & Sohne.

Hé lộ ra ngoài là hai tấm cầu được điêu khắc hoàn toàn thủ công bởi những nghệ nhân với hàng chục năm kinh nghiệm, tạo nên những họa tiết uốn lượn trông như những cánh hoa, mang phong cách riêng của nhà Lange (Lange-style floral pattern). Trong đó, một tấm cầu cố định bánh xe nối tiếp, tấm cấu còn lại nâng đỡ cho các chi tiết quan trọng như: vành tóc (Hairspring), bộ chống sốc (Incabloc) và bánh xe cân bằng (Balance Wheel).

Và phải nói thêm rằng chiếc “Cầu Cổ Ngỗng”(Reed’s Whiplash Regulator hay Swan’s neck regulator) là thứ di sản vô cùng tuyệt vời của các bộ máy sản xuất bởi A. Lange & Sohne. Bộ phận này góp phần làm điều chỉnh nhịp chính xác hơn cho bộ máy L031.1.

Từng chi tiết thuộc bộ máy L031.1 có trong đồng hồ Lange 1 Timezone đều được hoàn thiện một cách vô cùng tỉ mỉ. Bên cạnh những đường điêu khắc thủ công, bên dưới của mặt kính sapphire còn là sự xuất hiện của những đinh ốc nung xanh nằm trên tấm khung ¾ có các sọc Glashutte ribbing. Phía dưới là khung chính được trang trí bằng vân tròn Perlage. Hay các linh kiện từ những bánh xe, cầu nối đều lộ diện với từng mặt hoàn hảo bởi đã được các nghệ nhân hoàn thiện đan xen giữa các phương pháp phức tạp như là Straight Graining, Circular Graining, Circumferential Polishing, Chamfering,…

Bàn riêng về đinh ốc xanh, điểm nhấn của L031.1. Có những đinh ốc đứng độc lập, song cũng có những đinh ốc đi theo bộ đôi, bộ ba, xung quanh chân kính được bọc chaton vàng. Bộ kết hợp chân kính, chaton vàng và đinh ốc chỉ thực sự xuất hiện trong bộ máy của những chiếc đồng hồ cao cấp nhất như cách A. Lange & Sohne đã thực hiện với Lange 1 Timezone.

Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne
Đồng hồ A.Lange & Sohne

Với tất cả những yếu tố trên, không quá khó hiểu khi Lange 1 Timezone phiên bản của 2005 luôn tạo được cảm giác thích thú cho giới sưu tầm khi nhìn thấy chiếc đồng hồ nhà Lange ngoài thực tế. Lí do có thể được lý giải vì chiếc đồng hồ này sở hữu trên mình nền di sản lâu đời trong ngành chế tạo đồng hồ của xứ Glashutte, vì thiết kế đầy sáng tạo, hài hoà và đầy tính toán của các bộ óc thiên tài người Đức? Cuối cùng là tính ứng dụng thực tế cao, khi chỉ trong thời gian tiếp xúc ngắn là có thể hiểu và vận hành các chức năng trên cỗ máy này một cách thuần thục. Vậy đối với cá nhân mỗi người, chiếc Lange 1 Timezone có xứng đáng chiếm một phần trong bộ sưu tập cá nhân hay các buổi tranh luận thú vị về đồng hồ cùng bạn bè?

Donald Trump bán đồng hồ vàng 100.000 USD