Trước khi con người chinh phục được đường biển, con đường tơ lụa chính là con đường kết nối giao thông duy nhất thời bấy giờ giữa phương Đông và phương Tây.
Xem thêm: Du lịch Trung QuốcDu lịch Trung Quốc: Khám phá “Di sản thế giới” – con đường tơ lụa
Trong bài viết này, hãy cùng iVIVU tìm hiểu về “con đường tơ lụa: mạng đường Trường An – hành lang Thiên Sơn”, một Di sản thế giới được UNESCO công nhận ở Trung Quốc năm 2014. Đây là một phần của con đường tơ lụa cổ, trải dài 5.000km từ miền Trung Trung Quốc đến khu vực Trung Á.
“Con đường tơ lụa: mạng đường Trường An – hành lang Thiên Sơn” gồm các mạng đường hành lang kéo dài khắp các tỉnh Hà Nam, Thiểm Tây, Cam Túc, Tân Cương của Trung Quốc; Zhambyl và Almaty của Kazakhstan; và Chuy tại Kyrgyzstan với tổng cộng bao gồm 33 địa điểm, khu khảo cổ, phế tích mới và một số di sản đã được công nhận trước đó.
Trong số 33 địa điểm thì có 22 địa điểm ở Trung Quốc, 8 địa điểm ở Kazakhstan và 3 địa điểm ở Kyrgyzstan. Thành phần của con đường tơ lụa là các thành phố thủ đô, cung điện, khu định cư, thương mại, đền thờ Phật giáo trong hang động, công trình tôn giáo, con đường cổ xưa, tháp đèn hiệu, dịch quán, hầm mộ, công sự và các phần của Vạn Lý Trường Thành.
Trước khi con người chinh phục được đường biển, con đường tơ lụa chính là con đường kết nối giao thông duy nhất thời bấy giờ giữa phương Đông và phương Tây. Thời cổ đại, tuyến đường giao thương này không có tên. Những thương nhân buôn bán đá quý, ngà voi, lụa, gia vị… hàng ngàn năm vẫn đi theo mạng lưới đường mòn, đường núi ngoằn ngoèo, hiểm trở khắp Trung Hoa, Trung Á.
Cho đến năm 1877, trong cuốn sách của mình có nhan đề “Trung Quốc”, nhà địa lý người Đức – nam tước Ferdinand von Richthofen lần đầu tiên đưa ra khái niệm con đường tơ lụa (tiếng Đức: Seidenstranssen, tiếng Anh: Silk Road) để chỉ tuyến đường thông thương trên bộ thời cổ đại giữa Trung Quốc và phương Tây, vì tơ lụa là hàng hóa quan trọng và có giá trị nhất trên tuyến đường này.
Vào thời cổ đại, lụa là một sản phẩm có giá trị cực cao, chỉ dành riêng cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc của triều đại phong kiến. Khi lụa lần đầu tiên được phát hiện, chỉ hoàng đế, phi tần và các quan lại có chức tước cao mới được phép sử dụng. Dần dần, các tầng lớp khác nhau trong xã hội bắt đầu mặc quần áo bằng lụa và lụa được sử dụng phổ biến hơn.
Thực tế, lụa đã nhanh chóng trở thành một trong những yếu tố chính của nền kinh tế Trung Hoa cổ đại. Tơ lụa trở thành một mặt hàng quý giá được các nước khác săn đón. Từ khoảng thế kỷ 4 TCN, người Hy Lạp và La Mã gọi Trung Hoa là “Seres” – nghĩa là vương quốc của tơ lụa. Khoảng năm 200 TCN, lụa bắt đầu được trao đổi, mua bán sang Ấn Độ, Ba Tư, rồi sang tới châu Âu.
Trong nhiều thập kỷ, lụa Trung Hoa được các gia đình giàu có và quý tộc ở Rome ưa chuộng. Điển hình là Hoàng đế La Mã Elagabalus (trị vì từ năm 218 – 222), ông chỉ mặc quần áo được làm từ lụa. Lụa ở Trung Hoa đã đắt đỏ, khi sang đến thành Rome, nó còn đắt hơn gấp trăm lần, có giá ngang với vàng. Lúc đó, đế chế La Mã và toàn bộ châu Âu mê mẩn trước sự mềm mại và quyến rũ của những thước vải lụa.
Giá trị lớn nhất của con đường tơ lụa là trao đổi văn hóa và tôn giáo. Các đoàn thương nhân từ khắp các nước trên con đường tơ lụa dài hàng ngàn kilômét đã khiến rất nhiều nơi trở thành cửa ải phát triển sầm uất, náo nhiệt và giàu có. Điều này đã tác động sâu sắc đến lịch sử các nền văn minh châu Á, châu Âu.
Rất nhiều nơi đã phát triển thành những trung tâm văn hóa, học tập, khoa học, nghệ thuật như Samarkand, Bukhara, Herat, Isfahan, Đôn Hoàng… Tôn giáo cũng theo sự trao đổi trên con đường tơ lụa mà trở nên phổ biến và được truyền bá rộng rãi. Không đơn thuần chỉ là huyết mạch thông thương buôn bán của những “thương nhân lạc đà”, con đường tơ lụa còn là một hành trình văn hóa, tôn giáo đa dạng được hòa trộn.
Như vậy, trong suốt hơn 1.500 năm chiều dài lịch sử, con đường tơ lụa vĩ đại là tuyến đường thông thương quan trọng nhất của nhân loại thời cổ đại. Nhờ có nó mà hai nền văn minh Đông, Tây đã được kết nối và phát triển rực rỡ, để lại rất nhiều thành tựu, công trình kiến trúc, di sản văn hóa cho chúng ta chiêm ngưỡng ngày hôm nay.
Hướng dẫn đặt các tour Trung Quốc 2023:
- Gọi ngay hotline (028) 3933 8002 để được tư vấn.
- Đặt online và xem lịch trình chi tiết TẠI ĐÂY.
Theo iVIVU.com
Xem thêm bài viết:
Tổng hợp kinh nghiệm xin visa du lịch Trung Quốc 2023 cực chi tiết
Tử Cấm Thành – khu phức hợp cung điện lớn bậc nhất thế giới
Du lịch liên tuyến Trung Quốc trong tour Hong Kong 2023
Click đặt ngay khách sạn Việt Nam và trên toàn thế giới giá tốt nhất chỉ có tại iVIVU.com!***
Tham khảo: Cẩm nang du lịch iVIVU.com
iVIVU.com March 22, 2023 Đánh giá bài viết này (2 lượt, 5.00 điểm trên 5) Loading...