Vnluxury

Giá Robusta duy trì đà tăng, xuất khẩu cà phê được lợi

Khối lượng xuất khẩu cà phê giảm nhưng kim ngạch dự báo vẫn đạt tương đương năm 2022 Hiệp định EVFTA: “Đòn bẩy” cho xuất khẩu cà phê vào EU

Thống kê từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), kết thúc phiên giao dịch ngày 16/100, giá Arabica đảo chiều giảm sau 6 phiên tăng liên tiếp, đóng cửa giá thấp hơn tham chiếu 0,48%. Tình hình nguồn cung cà phê tại Brazil đang chuyển dịch theo hướng tích cực, từ đó gây sức ép lên giá.

nlcn-171020231017102521.png?rt=20231017102521 Giá cà phê Robusta duy trì đà tăng

Thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Những nhà Xuất khẩu Cà phê Brazil (CECAFE), trong 13 ngày đầu tháng 10 đã có 1,65 triệu bao cà phê loại 60kg được xuất đi, cao hơn mức 1,33 triệu bao trong cùng kỳ tháng trước. Trong đó, Arabica dạng hạt là dòng cà phê có sự gia tăng mạnh nhất, với 1,36 triệu bao đã xuất khẩu, tăng 33,33 % so với 1,02 triệu bao trong 13 ngày đầu tháng 9 năm 2022.

Đồng thời, mưa đang quay trở lại và nhiệt độ dịu dần tại vùng trồng cà phê chính của Brazil. Điều này tạo sự thuận lợi cho quá trình phát triển của cây cà phê và đưa đến triển vọng sản lượng tốt trong niên vụ 2024/25.

Ở chiều ngược lại, giá Robusta nối tiếp đà tăng từ phiên cuối tuần trước, đóng cửa giá cao hơn tham chiếu 0,53%. Nhu cầu Robusta được dự đoán sẽ duy trì ở mức cao nếu kinh tế tiếp tục khó khăn.

BMI, đơn vị thuộc Công ty tư vấn Fitch Solutions, tiếp tục đưa ra những dự báo lạc quan về triển vọng giá Robusta. Theo tổ chức này, sản lượng Robusta sẽ bị ảnh hưởng từ thời tiết cực đoan El Nino, trong khi nhu cầu về mặt hàng này có thể vẫn cao nhờ lợi thế giá thành so với Arabica.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 9/2023 giảm mạnh, chạm mức thấp nhất trong 12 năm qua, đạt 50.967 tấn (tương đương 849.450 bao), giảm gần 40% so với tháng 8/2023 và hơn 47% so với cùng kỳ năm 2022. Kim ngạch đạt 168,68 triệu USD, giảm 35% so với tháng 8/2023 và giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.

Quảng cáo

Lũy kế xuất khẩu cà phê trong 9 tháng đầu năm nay ở mức 1,25 triệu tấn, giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2022 và tổng giá trị xuất khẩu cao hơn 0,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 3.151 USD/tấn, tăng 3,2% so với tháng 8/2023 và tăng 29,6% so với tháng 9/2022. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê ước đạt mức 2.499 USD/tấn, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2022.

xuatkhaucaphe120231017102911.jpg?rt=20231017102912 Trung Quốc ưa chuộng cà phê Việt Nam (Ảnh: Cổng thông tin điện tử Đắk Lắk)

Đáng chú ý, Trung Quốc đang nổi lên là thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng của thế giới và Việt Nam hiện đang đứng top 3 thị trường cung cấp cà phê lớn nhất cho Trung Quốc.

Theo Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, thị hiếu tiêu dùng cà phê ở Trung Quốc có sự thay đổi đáng kể đã thúc đẩy thị trường phát triển. Trong khi tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê quốc tế là 2%, thì tốc độ tiêu thụ cà phê ở Trung Quốc tăng trưởng đều đặn là 30%/năm.

Trung bình, người dân Trung Quốc tiêu thụ 14 tỷ tách cà phê mỗi năm. Nghiên cứu gần đây cho thấy, 63% lượng tiêu thụ cà phê là cà phê hòa tan và hầu hết đều được nhập khẩu.

Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 8 tháng năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 79.980 tấn cà phê, trị giá 452,1 triệu USD, tăng 7,7% về lượng và tăng 5,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu nguồn cung cà phê cho Trung Quốc tập trung chủ yếu từ các thị trường Brazil, Etiopia, Việt Nam, Columbia, Malaysia.

Nguồn https://congthuong.vn/ Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm