Trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật “Đường tới Ánh Dương”, dự án hướng tới “Bảo tàng nghệ thuật Ánh Dương” giới thiệu câu chuyện của năm hoạ sỹ sáng tạo và truyền cảm hứng với chất liệu Lụa.
Tranh Lụa gắn bó chặt chẽ với lịch sử mỹ thuật Việt Nam và trong thời hiện đại nó gắn bó với nhiều tên tuổi từ thời mỹ thuật Đông Dương như: Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, Lê Thị Lựu, Trần Đông Lương; bước sang thời kỳ sáng tác giai đoạn chống Mỹ ta không thể không nhắc về Nguyễn Thụ, Vũ Giáng Hương, Kim Bạch, Thanh Ngọc, Mộng Bích... Tranh lụa với tính mềm mại cùng khả năng thấu quang luôn là vật liệu đòi hỏi nhiều kỹ thuật điêu luyện trong sáng tác, vì vậy nghệ sĩ đương đại thường ít tập trung khai thác vật liệu này. Song gần đây như một làn sóng mới mẻ, rất nhiều nghệ sĩ đương đại đã quyết định thử nghiệm và khai thác lại ngôn ngữ nghệ thuật của tranh lụa với nhiều cách riêng
Triển lãm khai thác câu chuyện khi tư duy đương đại giàu cá tính riêng, ngôn ngữ độc đáo đã tiếp thu và sáng tạo ra sao trên nền tảng kỹ thuật giàu tính truyền thống như tranh lụa. Triển lãm nằm trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật “Đường tới Ánh Dương”, dự án hướng tới “Bảo tàng nghệ thuật Ánh Dương”. Các tác giả tham gia gồm có: Bùi Tiến Tuấn, Vũ Đình Tuấn, Nguyễn Đức Toàn, Lưu Chí Hiếu, Nguyễn Thị Hoàng Minh.
1. Bùi Tiến Tuấn và những nữ nhân thướt tha, lả lướt, thấm đẫm "chân dung hiện tại"
Nhà văn Hạ Nguyên tưng khen tranh của anh như sau "Những nàng mây nàng mơ nàng thơ của Bùi Tiến Tuấn trôi bồng bềnh giữa cõi đời, nàng nằm nghiêng ngả ngớn, nàng ỏn ẻn giấu mặt, nàng phù phiếm váy áo, nàng khiêu khích với cây cơ bida, nàng điệu đà với bao tay, vớ ren, quần lót đỏ, bikini chấm bi hợp mốt"
2. Vũ Đình Tuấn cùng không gian nghệ thuật độc đáo với rất nhiều cách điệu, ảo diệu, nhiều suy tưởng, các lớp cắt giữa thực và ảo để hiển lộ những câu chuyện chợt đến và chợt đi của giấc chiêm bao.
Có gì đó leo, leo cao lên mãi trên những đôi tay và thân thể, hay mặt người trong những bức tranh lụa mỏng manh như mộng của Vũ Đình Tuấn. Chúng gợi người ta nhớ về những con người cố vãng, những áo Nhật bình treo cao , những đầu tượng cổ, hay ao nước có đàn cá nhẹ trôi trong đêm thẳm.
3. Nguyễn Đức Toàn kiệm màu nhưng giàu ngưc điệu như những bài ca cổ. Đường nét tinh tế và tao nhã với những khối không gian tưởng rỗng mà đầy ắp cảm xúc.
Tranh anh giống như những bài hát ru, sự ôm ấp của mẹ, khu vườn buổi sớm. Màu tranh trầm trầm như nước màu thường thấy trong tranh lụa truyền thống. Nhưng sau cùng hãy để hơi thở người trong tranh anh tự nói về ẩn giấu tâm tư của họ...
4. Lưu Chí Hiếu với những giấc mộng được rũ bỏ mọi neo cột, để hoan ca trong sự vô cùng của không gian và thời gian.
Sự ám ảnh hiện ra trong tranh của anh nơi những đôi tay thiêng của Phật, nơi những
5. Nguyễn Thị Hoàng Minh, có gì đó dị loại trong tranh của Hoàng Minh, cái gì đó gãy đổ và cái gì đó cố gắng khôi phục và tìm lại nhân hình đã mất.
Trong trang Minh ta tìm thấy ngôn ngữ của hoa, của sự mong manh và thường trực tan vỡ, cái gì đó nữ tính và mơ mộng và xa cách mãi. Đó có thể là chính đời chị, hoặc của chính tâm hồn con người hiện đại
Triển lãm kéo dài từ ngày 07/06 đến ngày 07/08/2022 tại không gian nghệ thuật Ánh Dương Art Space – Tòa nhà Câu lạc bộ Golf Long Biên, khu Trung Đoàn 918, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Bài: Vương An Nguyên - Art Columnist