Vnluxury

Phương Mỹ Chi dừng chân ở top 3 cuộc thi Trung Quốc

Đúng như những đồn đoán trước đó, Phương Mỹ Chi dừng chân ở vị trí thứ 3 của Sing! Asia. Trong khi đó, thứ hạng cao nhất thuộc về Miyuna (Nhật Bản) với tổng điểm 411. Hạng 2 gọi tên Chu Phi Ca (Trung Quốc). Kết quả này không gây bất ngờ và dù rằng Phương Mỹ Chi không thể giành thứ hạng cao nhất, cô đã có hành trình ấn tượng tại cuộc thi âm nhạc Trung Quốc này.

Phương Mỹ Chi liều lĩnh

Chung kết Sing! Asia 2025 diễn ra tại Ma Cao, Trung Quốc phát sóng ngày 27/7. Đây là sân chơi âm nhạc quốc tế quy tụ các tài năng trẻ từ khắp châu Á, được tổ chức với mục tiêu kết nối văn hóa qua âm nhạc. Vòng chung kết có sự tranh tài của 4 thí sinh gồm Miyuna, Chu Phi Ca, Phương Mỹ Chi và Khả Lâu với 3 vòng thi loại trực tiếp, đòi hỏi thí sinh thể hiện sự đa dạng trong kỹ năng trình diễn, khả năng thích nghi nhanh và sức hút với khán giả quốc tế.

Vòng 1 (Song ca): Các thí sinh được chia cặp để trình diễn cùng nghệ sĩ khách mời, thử thách khả năng phối hợp trên sân khấu. Một thí sinh bị loại sau vòng này, chỉ còn 3 người vào vòng sau. Ở vòng tiếp theo là trình diễn đơn ca, 3 thí sinh còn lại thi đấu trực tiếp, chọn ra 2 gương mặt xuất sắc nhất cho vòng cuối. Cuối cùng, 2 thí sinh tranh tài để giành ngôi quán quân.

Tại vòng song ca đầu tiên, Phương Mỹ Chi được ghép đôi với Hoàng Linh, giọng ca nổi tiếng nội lực ở Trung Quốc. Cả hai chọn trình diễn Lạc trôi - bản hit đình đám của Sơn Tùng M-TP - nhưng làm mới với phiên bản song ngữ Việt - Trung. Trong đó, phần lời tiếng Trung được viết bởi em xinh Đào Tử A1J. Đây là một lựa chọn táo bạo, vừa tận dụng sức hút của ca khúc quen thuộc, vừa đối mặt với thách thức phải tạo nên sự khác biệt trên sân khấu quốc tế.

PMC_IMG_0257_min.JPGPMC_min.png

Hình ảnh Phương Mỹ Chi trong 2 tiết mục của chung kết Sing! Asia. Ảnh: NVCC.

DTAP đã phối khí lại Lạc trôi với màu sắc Á Đông hiện đại, kết hợp nhạc cụ dân tộc tạo nên không gian âm nhạc vừa truyền thống vừa mới lạ. Ca khúc được Hoàng Linh thể hiện với chất giọng ma mị, uyển chuyển, trong khi Phương Mỹ Chi giữ trọn hồn Việt qua phần hát ngọt ngào, sâu lắng. Sự hòa quyện giữa hai ngôn ngữ được sắp xếp có chủ đích, tạo nên câu chuyện âm nhạc liền mạch, giàu cảm xúc.

Tiết mục nhận được sự tán dương từ ban giám khảo và khán giả, đạt 202,8 điểm, cao nhất vòng 1, giúp Phương Mỹ Chi giành vé vào vòng đơn ca. Trong khi đó, Khả Lâu phải dừng chân ở top 4.

Ở vòng đơn ca, Phương Mỹ Chi trình diễn Chopsticks, một sáng tác mới do cô và DTAP đồng sáng tạo, lấy cảm hứng từ câu chuyện bó đũa trong văn hóa Việt Nam. Ca khúc mở rộng hình tượng đôi đũa - biểu tượng mộc mạc của châu Á - thành thông điệp về sự đoàn kết, tình bạn và sức mạnh tập thể giữa các quốc gia trong khu vực.

Đây là lựa chọn thông minh của Phương Mỹ Chi cùng ê-kíp, vừa phù hợp với thông điệp chương trình vừa gây xúc động, lại giúp cô khoe được những nốt cao ấn tượng.

DTAP khéo léo lồng ghép 5 ngôn ngữ (Việt, Trung, Thái, Nhật, Anh) để thể hiện sự đa dạng văn hóa, kết hợp nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, đàn tranh và tiếng gõ đũa với phong cách Disney-pop hiện đại. Phần mở đầu sử dụng âm thanh đũa gãy như một chi tiết biểu tượng, dẫn dắt khán giả vào câu chuyện về sự gắn kết.

Bài hát có tiết tấu nhanh, dồn dập những nốt cao. Phương Mỹ Chi xử lý đoạn cao trào với các nốt cao (high note) rõ ràng, mạnh mẽ. Đôi chỗ các nốt cao của cô chưa thật sáng nhưng tổng thể đây vẫn là tiết mục nhiều cảm xúc, được dàn dựng thông minh, ý nghĩa.

Quảng cáo

Đặc biệt, hình ảnh 30 em nhỏ trong trang phục truyền thống của các quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á xuất hiện trong phần sau của tiết mục tạo nên một cái kết đẹp, đáng nhớ, khắc họa trọn vẹn thông điệp đoàn kết. Chopsticks mang về 406,8 điểm, giúp Phương Mỹ Chi đứng thứ 3 chung cuộc, chỉ kém thí sinh thứ hai Chu Phi Ca (Trung Quốc, 407,6 điểm) đúng 0,8 điểm.

Giám khảo Trương Lương Dĩnh dùng từ “phi thường” để miêu tả tiết mục của Phương Mỹ Chi. Nữ ca sĩ đánh giá cao tiết mục và dành cho đàn em nhiều lời khen ngợi.

Miyuna giành chiến thắng

Chopsticks đã khép lại hành trình đáng nhớ của Phương Mỹ Chi tại Sing! Asia 2025. Sau những phần thi đậm dấu ấn văn hóa Việt, đây là lúc tiếng nói của cô lan tỏa về một tinh thần chung của châu Á.

“Chúng tôi chọn hình ảnh đôi đũa vì đó là hình ảnh đặc trưng của văn hóa châu Á mộc mạc nhưng đầy bản sắc. Nhưng thay vì chỉ dừng ở biểu tượng chung, chúng tôi muốn kể một câu chuyện mang dấu ấn Việt Nam là câu chuyện bó đũa. Khi những đôi đũa gắn kết lại thành một bó, chúng trở nên mạnh mẽ và không dễ bị bẻ gãy. Đó chính là thông điệp chúng tôi muốn mang đến Sing! Asia. Mỗi quốc gia châu Á giữ được bản sắc riêng, nhưng khi đồng lòng, gắn kết chắc chắn tạo thành một tập thể đầy sức mạnh”, DTAP nói về quá trình sáng tác của Chopsticks.

BetterImage_1752747299493_1.jpeg

Miyuna (váy đen) giành chiến thắng ở Sing! Asia. Ảnh: Sinchew.

Trong khi đó, Miyuna, người vươn lên vị trí quán quân tiếp tục chọn phong cách sở trường với cây đàn guitar và giọng hát mộc mạc. Giọng hát và cảm xúc là yếu tố chính, nổi bật nhất trong phần trình diễn Miyuna. Từ những nốt trầm tới những nốt cao đều được Miyuna thể hiện bằng giọng hát đẹp, ngọt ngào, ấm áp và đầy cảm xúc.

Chu Phi Ca đã gây khá nhiều tranh luận từ các vòng đầu của cuộc thi. Nhiều ý kiến cho rằng anh chưa xứng đáng vào chung kết. Ở vòng thi cuối cùng, Chu Phi Ca cũng chưa thật sự đột phá về concept, ý tưởng. Nam ca sĩ Trung Quốc chọn một ca khúc ballad, tiết tấu chậm, nhẹ nhàng để làm nổi bật giọng hát sáng, nội lực và ổn định về kỹ thuật.

Khép lại chung kết Sing! Asia 2025, Phương Mỹ Chi dừng chân ở vị trí top 3. Top 2 thuộc về Chu Phi Ca (Trung Quốc) với số điểm 407,6, trong khi ngôi vị quán quân Sing! Asia mùa đầu tiên được trao cho Miyuna (Nhật Bản) với tổng điểm 411.

Hành trình của Phương Mỹ Chi tại Sing!Asia 2025 là câu chuyện về một nghệ sĩ trẻ mang âm nhạc Việt Nam ra thế giới. Từ cô bé dân ca trong Giọng hát Việt nhí 2013 đến giọng ca đa phong cách tại sân chơi quốc tế, Phương Mỹ Chi đã trưởng thành.

Cuốn sách Lược sử âm nhạc của nhà nghiên cứu âm nhạc bậc thầy thế giới Robert Philip, dẫn dắt độc giả trên hành trình khám phá cực kỳ lôi cuốn mọi hình thái âm nhạc. 40 chương sách đưa người đọc đi từ dạng thức sơ khai của âm nhạc đến khi con người sử dụng âm nhạc, qua giai đoạn sự lên ngôi của các nhạc cụ, dàn nhạc, đến khi âm nhạc tạo ra những cơn bão trong tâm trí con người thời cách mạng, cuối cùng là âm nhạc trong nhịp sống hiện đại và âm nhạc hướng về tương lai.

Cuốn sách làm nổi bật rằng, âm nhạc không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là một hiện tượng xã hội phức tạp. Nó phản ánh cấu trúc xã hội, các mối quan hệ quyền lực và những thay đổi trong xã hội. Âm nhạc phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau trong các nền văn hóa.

Nguồn https://lifestyle.znews.vn/lifestyle-style.html Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm