Versace nằm trong danh sách thương hiệu được công ty chủ sở hữu rao bán. Ảnh minh hoạ: Versace.
Thương hiệu thời trang cao cấp Prada (Italy) là một trong số những đơn vị xem xét mua lại nhà mốt Versace. Chủ sở hữu Capri Holdings đã rao bán Versace trước đó.
Tháng 11/2024, Tapestry, chủ sở hữu của nhãn hàng Coach, từ bỏ thỏa thuận trị giá 8,5 tỷ USD để mua lại Capri.
Sau khi thỏa thuận nhằm tạo ra một tập đoàn xa xỉ lớn của Mỹ không thành công, các giám đốc điều hành của Capri có khả năng bán lại toàn bộ thương hiệu, theo Reuters.
Prada xem xét mua lại Versace
Capri Holdings đã thuê ngân hàng Barclays có trụ sở tại Anh để lên kế hoạch bán các thương hiệu, bao gồm Versace và Jimmy Choo.
Trong khi đó, Prada đang xem xét thương vụ này với ngân hàng Citi. Prada từng làm việc với Citi trong quá khứ.
Khi được Reuters liên hệ, cả Prada và Citi đều từ chối bình luận ngay lập tức. Cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của Prada giảm 0,4% vào cuối ngày 10/1.
Prada là một trong số những đơn vị nhăm nhe mua lại Versace sau khi công ty chủ sở hữu quyết định rao bán. Ảnh minh hoạ: Versace.
Versace được thành lập tại Milan (Italy) vào năm 1978 bởi cố nhà thiết kế Gianni Versace. Hiện nay, thương hiệu vẫn do chị gái của nhà sáng lập Donatella lãnh đạo với tư cách Giám đốc sáng tạo.
Nhà mốt này trở thành biểu tượng của thời trang xa xỉ với hoa văn táo bạo, chi tiết xa hoa và họa tiết Medusa nổi bật.
Tính đến ngày 30/3/2024, Versace chiếm 1/5 doanh thu của Capri Holdings trong năm tài chính, tương đương với 1 tỷ USD trong tổng số 5,2 tỷ USD.
Tháng 11/2024, Capri chính thức công bố mức giảm doanh thu quý lớn hơn dự kiến. Họ thừa nhận những sai lầm trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong nhu cầu mua sắm hàng hóa xa xỉ cũng ảnh hưởng ít nhiều.
Versace giảm giá tại Trung Quốc
Giữa năm nay, Versace đã phải giảm giá hàng hoá tại thị trường Trung Quốc. Mức giảm lên đến 50%, theo Luxurynsight.Chuyên gia phân tích Jelena Sokolova đến từ công ty đầu tư Morningstar cảnh báo về nguy cơ giảm giá mất kiểm soát tại thị trường tỷ dân này.
“Giảm giá trực tuyến đặc biệt nguy hiểm vì chúng không bị giới hạn bởi vị trí của cửa hàng cụ thể mà có thể tiếp cận với toàn bộ người tiêu dùng”, bà nói.
Một số thương hiệu xa xỉ cũng đang phải đối mặt với tỷ lệ trả lại hàng cao hơn, khi người mua sắm tận dụng các chương trình khuyến mãi yêu cầu chi tiêu một khoản nhất định để được giảm giá.
Chiến lược giảm giá sâu còn ảnh hưởng đến nhận thức của người tiêu dùng về giá trị thương hiệu. Song, đây là một trong những phương án thúc đẩy bán hàng cuối cùng của nhà mốt.
Versace giảm giá bán tại thị trường Trung Quốc để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ảnh minh hoạ: Versace.
Theo Bain, sự tăng trưởng thần tốc của thị trường Trung Quốc trong giai đoạn 2019-2021 đã khiến nhiều thương hiệu xa xỉ mất cảnh giác. Họ tăng cường nhập hàng, mở rộng mạng lưới phân phối thông qua các đối tác thương mại điện tử như Tmall và JD.com, thậm chí tăng giá để bù đắp tổn thất ở các thị trường khác.
Tuy nhiên, sau dịch bệnh, thị trường xa xỉ tại Trung Quốc lập tức lao dốc, ảnh hưởng đến nhiều thương hiệu thời trang cao cấp, bao gồm Versace. Sự sụt giảm này là hệ quả tất yếu của tình trạng thắt chặt chi tiêu do kinh tế khó khăn.
Ngoài ra, Federica Lovato, đối tác tại Bain, cũng chỉ ra hiện tượng “luxury shame” (tạm dịch: “xấu hổ vì dùng đồ hiệu”) đang lan rộng tại Trung Quốc, tương tự như những gì người tiêu dùng Mỹ và châu Âu từng trải qua sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Đồng hồ triệu USD bao phủ Thung lũng Silicon
Không chỉ Mark Zuckerberg đột nhiên chi hàng triệu USD cho đồng hồ, nhiều doanh nhân tại Thung lũng Silicon cũng bắt đầu quan tâm đến các cỗ máy thời gian xa xỉ, kỳ quặc.
15:53 11/1/2025
Xu hướng thời trang bền vững tăng dần qua các năm
Bắt đầu từ khoảng năm 2014, số lượt tìm kiếm “quần áo giá rẻ” bắt đầu giảm mạnh, trong khi cùng thời điểm này, số lượt tìm kiếm “quần áo bền vững” tăng mạnh. Trong cuốn Thế giới không rác thải, tác giả Ron Gonen cho rằng sự chú ý vào xu hướng phát triển bền vững trong ngành thời trang đang tăng đột phá dưới sự mở đường của những nhà tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững như Stella McCartney, Eileen Fisher và Yvon Chouinard của Patagonia.