Sự "trỗi dậy" của các nhà thiết kế thời trang Châu Á

Sự
Trong một thời gian dài, thời trang là "thuộc" về Châu Âu. Nhưng điều đó đang không còn là nghiễm nhiên, khi một lần nữa, giống như những năm 1980, những nhà thiết kế Châu Á đang buộc cả thế giới phải ngả mũ trước khả năng sáng tạo đầy tài hoa.

Nếu như thập kỉ 80 trở thành cột mốc đánh dấu của làn sóng những nhà thiết kế châu Á đầu tiên như Hanae Mori, Rei Kawakubo, Issey Miyake hay Yohji Yamamoto với phong cách “phản thời trang” đã trở thành một biểu tượng của chính ngành thời trang. Thì trong vòng những năm gần đây, thế giới đang đón nhận làn sóng mới tiếp theo của các nhà thiết kế (NTK) gốc Á. Đó là những cái tên như Phillip Lim, Thakoon, Jason Wu hay thậm chí một cái tên tới từ Việt Nam là Barbara Bui. Tuy hoàn cảnh, tiểu sử khác nhau và độ tuổi khác nhau, nhưng điểm chung của những cá nhân này là thương hiệu của họ đang được các tín đồ thời trang ở khắp nơi trên thế giới yêu thích và đón chờ.

THAKOON PANICHGUL

NTK Thakoon Panichgul quyết định đi theo tiếng gọi của ngành thiết kế thời trang và theo học tại trường thiết kế Parsons sau khi đã có bằng Quản trị Kinh doanh tại trường đại học Boston University và làm việc tại tạp chí Harper’s Bazaar được 4 năm. Chính phần lý lịch đặc biệt này khiến cho Thakoon không chỉ nhận được những đánh giá tốt từ những nhà thiết kế khác và các tín đồ thời trang mà còn rất thành công trong lĩnh vực thương mại.

Nhà thiết kế Thakoon Panichgul

Sinh ra ở Thái Lan và lớn lên tại Mỹ, các thiết kế của anh phản ánh rõ nguồn ảnh hưởng này: nữ tính, sang trọng nhẹ nhàng pha với những nét phá cách cá tính. Không chỉ được biết đến là NTK ưa thích của Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, Thakoon còn nhận được sự ủng hộ to lớn của Anna Wintour - Tổng biên tập của tạp chí Vogue Mỹ – người phụ nữ được mệnh danh là quyền lực nhất ngành thời trang. Chính Anna Wintour là người đã mang lại cho Thakoon hợp đồng hợp tác thiết kế một dòng sản phẩm cho GAP. Và khi Mango ngỏ ý muốn bà giới thiệu một NTK ở New York để làm cố vấn cho nhãn hiệu, Anna Wintour đã không ngần ngại giới thiệu Thakoon. Điều này quá đủ để nói về việc Thakoon đã chinh phục các tín đồ thời trang như thế nào.

Một trong những mẫu thiết kế của Thakoon

Đến nay, Thakoon có ba dòng sản phẩm riêng với các mức giá khác nhau là Thakoon, Thakoon Addition và Carbon Copy. Tất cả đều rất được ưa chuộng. Cái tên Thakoon hiện đang xuất hiện tại trên 31 nước trên thế giới. Ngoài các bộ sưu tập hợp tác với GAP, Hogan, với Lancome (để sản xuất mỹ phẩm), với Giuseppe Zanotti (cho dòng sản phẩm giày), từ năm 2009, Thakoon còn thiết kế cho nhãn hiệu trang sức cao cấp Tasaki. Các tín đồ thời trang hoàn toàn có thể mong chờ việc Thakoon sẽ thành một cái tên lớn trong những năm sắp tới.

JASON WU

Sinh ra ở Đài Loan, Wu chuyển tới Canada vào năm lên 9. Sau này, Jason học thiết kế và may vá và sau đó là điêu khắc ở Tokyo. Ngay từ năm 16 tuổi, Wu thiết kế các mẫu trang phục cho công ty đồ chơi Integrity Toys dưới nhãn hàng mang tên mình “Jason Wu dolls” và sau này là “Fashion Royalty”. Vào năm 17 tuổi, Wu đã được bổ nhiệm làm giám đốc sáng tạo của công ty Integrity Toys. Wu quyết định trở thành một nhà thiết kế thời trang khi mới 19 tuổi. Anh cũng từng “học nghệ” ở Narciso Rodriguez. Những khoản tiền mà Wu kiếm được từ công ty đồ chơi đã cho phép anh tạo dựng dòng sản phẩm thời trang của mình. Bộ sưu tập đầu tiên đã mang về cho Wu giải thưởng Rising Star của Fashion Group International vào năm 2008.

Quảng cáo
Nhà thiết kế Jason Wu (bên phải)

Các khách hàng ban đầu của Wu gồm có: Ivana Trump, January Jones và Amber Valletta. Wu đã hợp tác với CND (Creative Nail Design) để tạo ra một bộ sưu tập cho mùa mốt Xuân Hè 2021. Bộ sưu tập này gồm một set (bộ) bốn màu sơn móng tay bóng. Mặc dù những khách hàng ban đầu của Wu bao gồm cả những cái tên nổi tiếng. Tuy nhiên, người thực sự đưa Jason Wu lên tới đỉnh vinh quang là Michelle Obama. Vị Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ này đã mua 04 chiếc váy vào đầu năm và diện một chiếc ngay trước kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2008. Bà diện thêm một chiếc váy lệch vai, dài chấm đất, bằng lụa chiffon, màu trắng khác cũng của Jason Wu trong lễ nhậm chức của chồng mình.

Jason Wu Fall 2021

Khi xuất hiện trên bìa của Vogue, Michelle Obama cũng diện một chiếc váy của Wu – một chiếc váy lụa màu magenta. Khi tới London trong chuyến viếng thăm châu Âu chính thức của chồng – với vai trò là Đệ nhất Phu Nhân, Michelle Obama một lần nữa diện một chiếc váy lụa được thiết kế bởi Jason Wu. Ngày hôm sau, trong chuyến viếng thăm nữ hoàng Queen Elizabeth II của nước Anh, một lần nữa váy của Wu lại được vị Đệ nhất Phu nhân của nước Mỹ lựa chọn. Và chính điều này đã giúp làm nên tên tuổi của Wu.

PHILLIP LIM

Giống như nhiều người Mỹ gốc Á thuộc thế hệ thứ hai khác, Phillip Lim lớn lên với cuộc sống cân bằng giữa hai tầm ảnh hưởng: nền giáo dục của Mỹ và nguồn gốc văn hóa châu Á của mình. Và cũng như thế, khi lựa chọn ngành học tại Đại học, Phillip Lim đã chọn Kinh doanh như nhiều người gốc Á khác. Đến năm thứ 3, không muốn tiếp tục ngành học khô khan của mình, anh quyết định chuyển ngành sang Kinh tế Gia đình và bắt đầu học may. Phillip Lim giữ kín chuyện này với gia đình cho đến tận sau khi tốt nghiệp và đã có việc làm. Hậu quả là mẹ anh đã không muốn nói chuyện với con trai cho đến khi thương hiệu 3.1 Phillip Lim trở thành một thương hiệu nổi tiếng.

Nhà thiết kế Phillip Lim

Chỉ sau 05 năm kể từ khi thành lập thương hiệu, Phillip Lim đã được tạp chí Fortune đưa vào danh sách 40 doanh nhân trẻ hàng đầu của năm 2010. Thương hiệu mang tên anh hiện có mặt tại trên 400 cửa hiệu tại 45 nước trên toàn thế giới với doanh thu ước tính khoảng 65 triệu USD. Ngay từ mùa ra mắt đầu tiên , với phong cách thanh lịch tự nhiên và sự sang trọng trẻ trung, Phillip Lim ngay lập tức trở thành một thương hiệu quốc tế và có mặt tại 20 nước trên thế giới.

3.1 Phillip Lim Thu Đông 2021

Nói về làn sóng thành công của những nhà thiết kế gốc Á gần đây, Phillip Lim cho rằng có thể là do hai yếu tố: Tính kỷ luật trong cách làm việc của người châu Á và giá trị thẩm mỹ của xã hội châu Á rất coi trọng hình thức. Tuy nhiên, anh cũng cho rằng các NTK gốc Á hiện nay đều có hoàn cảnh, tiểu sử và con đường đến với thời trang khác nhau, sự gia tăng về số lượng của các NTK gốc Á có thể là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, mà điều quan trọng nhất cuối cùn vẫn là các thiết kế của họ chứ không phải là nguồn gốc của họ.

Như vậy, rõ ràng nếu như trước đây châu Âu mới là chuẩn mực thì nay châu Á đang nhăm nhe chiếm vị trí chuẩn mực đó, ít nhất là trong lĩnh vực thời trang.

Theo nhipsongthoidai.nss.vn Copy
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm