Bác sĩ Vanessa Phua từng là bác sĩ chuyên khoa mắt chuyên thực hiện những ca phẫu thuật mắt phức tạp. Nhưng kể từ 14 năm trở lại đây, bà đã chọn để áp dụng chuyên môn và tài năng của mình cho những liệu trình chăm sóc da thẩm mỹ bằng laser, giúp đỡ những người phụ nữ có được sự cải thiện và tự tin về làn da của mình.
Biện pháp laser có thể giúp gì cho làn da?
Laser tạo ra những năng lượng ánh sáng vô hình có thể bao trùm hàng trăng đến hàng ngàn nano mét ( một nano mét bằng 1 phần 1 tỷ mét). Laser khả năng xử lí nhiều vấn đề về da như mụn, bệnh rosacea (khi da thường xuất hiện những nốt, vết đỏ tại mũi, cằm, quanh miệng), bênh chàm và chứng tăng sắc tố da (vết thâm, da không đều màu), hay kể cả những nỗi lo lão hoá da và cả xoá xăm và tẩy lông. Tất nhiên, không có loại laser nào có thể chữa được tất cả các vấn đề - các bước sóng càng dài thì laser càng có thể thâm nhập sâu hơn vào da.
Liệu trình laser nào thì phù hợp với làn da châu Á?
Phương pháp laser Enlighten Picosecond sẽ phù hợp hơn với làn da châu Á bởi nó giúp ngăn ngừa chứng thay đổi sắc tố da quay trở lại. Đây là một loại laser ánh sáng xanh phát ra năng lượng thấp khiến cho nó có khả năng bảo vệ tốt hơn – không gây tổn thương đến những vùng da xung quanh. Vậy nên phương pháp laser này an toàn cho những người da có tông màu tối, bị để lại những vết bỏng, sẹo bởi những liệu pháp laser truyền thống.
Liệu laser có phải là sự mở đầu phù hợp cho quá trình trị liệu thẩm mỹ sau này không?
Laser sẽ là một sự khởi đầu tốt bởi chúng có thể giúp cải thiện rất nhiều đang vấn đề đáng lo ngại về da. Có hai nhóm laser chính: Non-ablative (laser không bào mòn) ví dụ như ND:YAG, Enlighten Picosecond và Dual Yellow Copper Bromide (loại laser hơi đồng) – thường được dùng cho những làn da trẻ để làm đều màu da, xử lí vết thâm, mềm sẹo, lỗ chân lông to và giải quyết đang đường, nếp trên da mặt. Nhóm laser Ablative (laser bào mòn) - như những liệu pháp laser sử dụng phương pháp bóc tách da vi phân - sẽ phù hợp với những người từ độ tuổi 40 trở lên để xử lí các vấn đề về vết chân chim, các nếp nhăn rõ cũng như nâng cơ và làm săn chắc da.
Khi nào thì một người có thể bắt đầu tiếp xúc với trị liệu laser?
Một cô gái 16 tuổi với những vấn đề về mụn cũng có thế bắt đầu sử dụng laser để điều trị. Và dấu hiệu của sự lão hoá sẽ bắt đầu rõ hơn vào độ tuổi 25, vậy nên biện pháp phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn là cải thiện lại. Sẽ dễ dàng để xử lí những quan ngại về lỗ chân lông to, da không đều mặt, sẹo mụn khi chúng còn mới hơn là khi đã trở nên chai và lộ rõ.
Liệu có bao giờ là quá muộn cho laser?
Tất nhiên là không có chuyện đó. Một bệnh nhân lớn tuổi nhất của tôi 81 tuổi và bà bắt đầu đến khám chỗ tôi khi bà 67 để điều trị những vấn để sắc tố da do ánh nắng mặt trời và quá trình lão hoá gây ra. Chúng tôi đã chọn những liệu trình thẩm mỹ khéo léo để sao cho khuôn mặt không quá khác biệt một cách “bất hợp lí”. Hiện nay, bà rất hài lòng với làn da sáng và đều màu hơn của minhf, cùng với đó là rất ít vết nhăn hay châm chim rõ ràng trên mắt.
Một quá trình trị liệu laser điển hình thường sẽ mất bao lâu?
Liệu trình nên được làm một tháng một lần trong vòng sáu tháng nếu chúng ta phải “đối phó” với mụn và vết nám gây ra bởi sự rối loạn nội tiết.
Khoảng thời gian để nghỉ giữa các liệu trình là bao lâu?
Cần phải 3-4 tuần để da có thể nghỉ ngơi và phục hồi.
Laser có làm cho da tôi bị mỏng đi?
Đây là một quan niệm hoàn toàn sai về laser. Trên thực tế, laser sẽ giúp làn da của bạn trở nên khoẻ mạnh và đàn hồi hơn bởi phương pháp laser “khuyến khích” da sản xuất nhiều thêm nhiều collagen.
Tác hại của việc lạm dụng laser quá đà là gì?
Nếu bạn lạm dụng việc sử dụng laser, làn da của bạn có thể sẽ không có thời gian kịp phục hồi và trở nên nhạy cảm hơn, có khả năng cao gây nên những vấn đề khác về sắc tố da. Hãy chọn lựa những cơ sở và bác sĩ uy tín có kinh nghiệm để giúp đỡ mình.
Liệu có đau và khó chịu khi thực hiện laser?
Đối với những liệu trình laser có cường độ mạnh, bệnh nhân thường sẽ được bôi kem gây tê; còn không thì việc sử dụng túi chườm lạnh để giảm thiểu sự khó chịu và nóng ở trên da sẽ phù hợp hơn. Nói chung, hầu hết các liệu trình laser thường không yêu cầu bất cứ một biện pháp gây tê, gây mê nào.
Liệu có vấn đề gì khi thực hiện liệu trình laser khi đang trong giai đoạn kinh nguyệt?
Sẽ không có ảnh hưởng xấu gì tới kết quả của buổi trị liệu, tuy nhiên một số người có thể sẽ nhạy cảm hơn đối với sự đau nhức do sức nóng trong khoảng thời gian này.
Tôi có bắt buộc phải tránh các hoạt động ngoài trời hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau khi trị liệu?
Đây là một điều quan trọng mà các bác sĩ có nghĩa vụ phải dặn dò các bệnh nhân. Đối với nhiều phương pháp laser loại bỏ những mô sẹo, sắc tố da, … gây ra vấn đề và đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành da của cơ thể để sản xuất thêm collagen mới; trong thời gian đó da của chúng ta thường dễ bị tổn thương hơn vì vậy tôi thường khuyên bệnh nhân chú ý tránh bơi lội, lặn và tiếp xúc qua lâu với ánh nắng gay gắt trong thời gian ít nhất là 2 tuần sau điều trị.