Vnluxury

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Triển lãm Mặc "Thơm" giới thiệu sợi lá dứa PINALINA™, chất liệu sinh học thân thiện với môi trường làm từ phụ phẩm công nông nghiệp

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Tại triển lãm Mặc “Thơm” vừa diễn ra, lá dứa – chất liệu từng bị xem là phụ phẩm nông nghiệp không tên tuổi – đã có màn tái sinh đầy bất ngờ. Qua bàn tay con người, sự hỗ trợ của công nghệ sinh học và tinh thần trân quý bản địa, loại lá thường bị đốt bỏ sau mùa vụ nay đã trở thành chất liệu may mặc bền vững, biểu tượng mới cho một nền thời trang xanh, khởi sinh từ chính mảnh đất Việt.

Sợi lá dứa tái sinh phụ phẩm công nông nghiệp

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Tại Việt Nam, mỗi năm hàng ngàn tấn lá dứa bị bỏ đi sau thu hoạch, phần lớn bị đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Nhìn thấy tiềm năng chế tác thành sợi trong loại phế phẩm nông nghiệp này, Faslink đã đầu tư nghiên cứu và phát triển thành công vải sợi dứa, dòng vải tự nhiên chiết tách từ xơ lá dứa.

Điểm đặc biệt của vải sợi dứa nằm ở khả năng tái sinh một phần bị lãng quên trong nông nghiệp thành chất liệu thân thiện môi trường, có tính ứng dụng cao trong thời trang, may mặc và nội thất. Đây là loại vải không cần thêm diện tích canh tác, không tiêu tốn thêm nước hay phân bón, mà chỉ sử dụng hoàn toàn nguồn lá dứa bỏ đi – đúng theo tinh thần nông nghiệp tuần hoàn.

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Không gian kể chuyện quá trình sáng tạo

Không gian triển lãm được thiết kế như một cuốn hồi ký sống động, nơi từng bước phát triển của chất liệu được kể lại bằng hình ảnh, âm thanh và cả xúc giác.

Quảng cáo

Người xem được dẫn dắt qua một hành trình thị giác liền mạch, từ những ruộng dứa miền quê, đến quá trình thu gom, tách xơ, xử lý, kéo sợi, nhuộm màu, rồi hoàn thiện thành phẩm. Mỗi phân đoạn đều gợi lên một tầng sâu cảm xúc về sự bền bỉ, sáng tạo và tinh thần tái sinh ẩn trong từng thớ vải.

Mặc “Thơm” không chỉ là một triển lãm thời trang, đó là lời kể về hành trình của lá, cũng là lời mời gọi suy ngẫm về mối quan hệ giữa con người, thiên nhiên và thời trang của ngày mai. Lần đầu tiên, chất liệu vải sợi dứa phát triển hoàn toàn tại Việt Nam tại triển lãm Mặc “Thơm”.

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Đây là kết quả của quá trình R&D nội địa kết hợp công nghệ dệt nhuộm thân thiện môi trường. Vải sợi dứa sở hữu hàng loạt đặc tính ưu việt như khả năng khử mùi, chống nắng, an toàn cho làn da nhạy cảm và đặc biệt có thể phân hủy sinh học hoàn toàn sau vòng đời sử dụng.

Với những ưu điểm này, chất liệu không chỉ thích hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới mà còn đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao về lối sống bền vững, đại diện cho một tầm nhìn xa hơn về vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong tương lai.

Chất liệu mang đậm dấu ấn Việt Nam

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững
Triển lãm Mặc “Thơm” mở ra một hành trình cảm xúc đa giác quan, nơi chất liệu không chỉ được nhìn ngắm mà còn được chạm, cảm và suy ngẫm. Không gian trưng bày được thiết kế theo cấu trúc đa tầng, dẫn dắt người xem len lỏi qua từng chương chuyện kể về PINALINA™ – sợi vải được chiết xuất từ lá dứa, biểu tượng mới cho sự giao thoa giữa công nghệ sinh học và tinh thần thủ công bản địa, mang đậm dấu ấn Việt.

Tại đây, người tham quan có thể trực tiếp cảm nhận sự mềm mại, nhẹ nhàng của vải sợi dứa trên da qua các thiết kế ứng dụng, từ đó cảm nhận rõ hơn vẻ đẹp và tiềm năng của chất liệu “tái sinh”.

Triển lãm Mặc “Thơm”: Lá dứa bỏ đi hóa chất liệu sợi vải bền vững

Không dừng lại ở việc giới thiệu một phát minh mới, triển lãm còn tạo nên một không gian phản chiếu lịch sử chất liệu bền vững trong thời trang. Từ sợi gai, bông cotton, tơ tằm, polyester tái chế cho đến sợi lá dứa, mỗi chất liệu là một mảnh ghép trong bức tranh chuyển mình của ngành công nghiệp may mặc. Những chất liệu ấy không chỉ đánh dấu các cột mốc công nghệ, mà còn phản ánh nhận thức ngày càng sâu sắc của con người về môi trường và sự sống bền vững.

Mặc “Thơm” vì thế là một trải nghiệm nghệ thuật và giáo dục, nơi thời trang trở thành ngôn ngữ kể chuyện, kể về chiếc lá bị bỏ quên, kể về khát vọng hồi sinh từ đất mẹ, và kể về tương lai của một thế giới mặc “thơm”, thanh sạch, bền vững và nhân văn.

Nguồn https://bazaarvietnam.vn/ Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm