Vnluxury

Biên niên sử Baccarat: cầu nối giữa những nền văn hoá Tây - Đông

Từ tác phẩm tủ đựng rượu dưới hình dạng voi cho đến tác phẩm bình “Vase Possion” (Bình Cá) với các nét khắc họa theo trường phái nghệ thuật Nhật Bản, từ Bombay đến Tokyo, những tinh thể pha lê Baccarat chính là sự tái sinh màu nhiệm, là đại sứ và cầu nối

Từ tác phẩm tủ đựng rượu dưới hình dạng voi cho đến tác phẩm bình “Vase Possion” (Bình Cá) với các nét khắc họa theo trường phái nghệ thuật Nhật Bản, từ Bombay đến Tokyo, những tinh thể pha lê Baccarat chính là sự tái sinh màu nhiệm, là đại sứ và cầu nối liên kết tầng lớp tinh hoa và tinh tuý thẩm mỹ giữa các vương triều thịnh vượng.

Sứ mệnh khai phá những miền đất mới

pha lê Baccarat

Nằm trên tuyến đường mậu dịch mang tính quốc tế cùng những Đế quốc rộng lớn, Ấn độ sở hữu những tiềm lực phát triển to lớn trong chiều dài lịch sử của mình.

Với một tinh thần, sự quyết tâm chinh phục và khai phá những miền đất mới, kể từ những năm 1830, Baccarat đã mang thứ ánh sáng nhiệm màu của thương hiệu ra khỏi những vùng đất của nước Pháp. Thứ ánh sáng lộng lẫy, quyến rũ ấy đã băng qua những vùng đất địa trung hải để đến với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng vượt ra khỏi châu Âu và băng qua những vùng biển lớn để đến với New York và thậm chí là cả Ấn Độ, để khai phá những miền đất và cơ hội mới cho sự xa xỉ của Pha Lê.

pha lê Baccarat

Gây ấn tượng mạnh mẽ tại triển lãm quốc gia Paris năm 1878, tác phẩm tủ rượu của Baccarat đã nhanh chóng được quốc vương xứ Baroda đặt mua cho lễ hội Voi diễn ra tại Ấn Độ.

Vào năm 1886, dải băng khánh thành của cửa hàng Baccarat đầu tiên tại Bombay chính thức được cắt hạ, mở ra một trang sử tráng lệ và hào nhoáng mới trên chính biên niên sử của thương hiệu. Các đơn hàng khổng lồ từ những vương triều thịnh vượng liên tục được gửi về xưởng chế tác pha lê tại vùng Lorraine nước Pháp. Chúng trải dài trên khắp những danh mục tác phẩm hiện hành của Baccarat tại thời điểm lúc bấy giờ, từ đèn chùm cho đến những tác phẩm bàn ăn, lọ hoa, tượng trang trí,…Thổi phồng lên ngọn lửa đang cháy mãnh liệt bên trong những lò nung tại Baccarat.

pha lê Baccarat

Bức hoạ Maharaja (quốc vương) Yeshwant Rao II xứ Indore trong âu phục đậm chất Art Decor.

Như một thứ ngôn ngữ chung của nghệ thuật và sự duy mỹ, sự tinh khiết và kỹ nghệ chế tác bậc thầy của Baccarat đã nhận được lời chào đón để đến với cung điện của công chúa Bikaner tại Rajasthan cho đến không gian đậm chất nghệ thuật Art Decor tại cung điện Manik Bagh tại Indore.

pha lê Baccarat

Tác phẩm “Paraison” chế tác vào năm 1933 dành cho quốc vương xứ Indore, được sử dụng tại cung điện Manik Bagh.

Có thể nói, đây chính là cột mốc quan trọng đánh dấu sự giao thoa của tinh túy trong các trường phái nghệ thuật. Khi các tác phẩm Baccarat tìm thấy sự hài hòa cùng các tác phẩm nội thất của nhà thiết kế Charlotte Perriand – người đã kiến tạo trào lưu kiến trúc hiện đại, cho đến những tấm thảm được thiết kế bởi Da Silva Bruhns -người tiên phong cho việc áp dụng nghệ thuật Art Decor trên thảm, và những chiếc giường kim loại bởi Ruhlmann – tượng đài của sự xa xỉ và hiện đại trong trường phái Art Decor. Vượt ra khỏi giá trị duy mỹ trong việc sử dụng trang trí, pha lê trong văn hoá Ấn Độ được xem là biểu tượng của sự trong trắng và thanh tao, đại điện cho những khát vọng vô hạn…

Viết nên những huyền thoại tráng lệ

pha lê Baccarat

Cung điện Scindia, Gwalior được xây dựng vào năm 1874 bởi quốc vương Jayajirao Scindia với diện tích khoảng 12,000 mét vuông.

pha lê Baccarat

Bộ đèn chùm pha lê “Hall Oriental” có kích thước lớn nhất Ấn Độ tại sảnh Durbar với chiều cao 12,5m, nặng 3,5 tấn, và bao gồm 250 bóng đèn được chế tác bởi Baccarat.

Ngày 10 tháng 8 năm 1906, một môi giới người Anh đã đến để tham khảo giá và thời gian để chế tạo nên một lăng mộ bằng pha lê. Lăng mộ này chính là sự chuẩn bị trước cho “một Raja (vương công) vẫn còn rất nhiều năm để sống. Vì thế, chúng tôi sẽ không có áp lực trong thời gian giao hàng nếu như đơn hàng được nhận”. Baccarat vẫn luôn gìn giữ ký ức huyền thoại của vương công sứ Gwalior, người đã đặt mua tác phẩm đèn chùm “Hall Oriental” vào năm 1930. Khi chiếc đèn chùm khổng lồ này được chính thức treo lên, cũng là lúc chiếc trần của toà lâu đài bắt đầu sụp vỡ, đập nát hết thảy những chuỗi pha lê quý giá trước con mắt ngỡ ngàng của vương công và cận thần. Vì thế, Ngài đã cho xây dựng lại toà lâu đài và sử dụng tám chú voi nặng nhất để liên tục đi lại trên trần để đảm bảo nó đủ cứng cáp cho cỗ đèn chùm quý giá của mình. Những bậc vương công khác, chẳng hạn như vùng Baroda, đã ban lệnh bảo chứng cho việc khắc nên vương huy của mình trên dòng tác phẩm “Elbeuf” của Baccarat.

pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
Quảng cáo
pha lê Baccarat

Tác phẩm “Elbeuf” với những đường cắt thanh lịch, phô diễn hết những cung bậc của ánh sáng, và sỡ hữu tiếng kêu lảnh lót khi được cụng với nhau.

Sự quyến rũ mê hoặc của Baccarat tiến hoá song hành cùng nghệ thuật sống qua từng thời đại. Lợi thế thực sự khiến Baccarat trở nên khác biệt và vươn lên dẫn đầu trong thế giới pha lê chính là sự cởi mở, học hỏi, và đón nhận những ý tưởng, sự khác biệt và ảnh hưởng từ các xu hướng và trường phái nghệ thuật khác nhau.

pha lê Baccarat

Một ví dụ tiêu biểu trong đó chính là tác phẩm ghế “Ferrières” được chế tác vào thế kỷ 19 cho thị trường Ấn Độ và Trung Đông. Tác phẩm mất 255 giờ để hoàn thiện phần thô với các chi tiết và kết cấu phối hoà từ nhiều nguồn cảm hứng khác nhau. Những nguồn cảm hứng này có thể đến từ những mảnh giấy dán tường, những miếng gạch ốp, cho đến sự thô ráp của những mảnh vải chưa được xử lý.

Vươn đến vùng đất xa nhất

pha lê Baccarat
pha lê Baccarat

Tác phẩm ly rượu trong bộ sưu tập “Beauvais” được hoàng gia Nhật đặt thửa với huy hiệu của Thiên Hoàng.

pha lê Baccarat

Bên cạnh đó, kỹ thuật cắt “taille gravure” của Baccarat cho phép những nghệ nhân tại thương hiệu thổi vào một sức sống cho các tinh thể pha lê. Tái tạo lại sự sinh động trong các bản thiết kế từ các nghệ sĩ như Hokusai hay Hiroshige lên bề mặt của pha lê. Những chú cá chép trồi lên mặt nước, cho đến những luỹ tre xào soạt dưới ánh trăng trong một bầu trời được điểm xuyến bởi những chú bướm ngày hè. Tất cả dường như sống dậy. Baccarat chính thức đạt đến đỉnh cao trong kỹ nghệ chế tác và chinh phục được những thị trường phương Đông khó tính như Nhật Bản và Trung Quốc.

pha lê Baccarat

Tác phẩm Tokyo 1878 với phong cách khắc hoạ từ kho lưu trữ của Baccarat và nghệ nhân điêu khắc Hokusai.

pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat
pha lê Baccarat

Bộ sưu tập Harumi tại Baccarat được xem là tác phẩm đánh dấu sự khắn khít của mối quan hệ giữa Baccarat và Nhật Bản.


Cuộc gặp gỡ giữa Baccarat và Nhật Bản đã có hơn 100 năm về trước, cho đến khi Tojiro Harukai, một nhà kinh doanh trà và nghệ thuật ở Osaka bắt đầu nhập khẩu những tác phẩm Baccarat vào Nhật Bản. Bị cuốn hút bởi sự tinh khiết và những thiết kế tinh xảo, ông đã đặt thửa cho mình bộ tác phẩm dành riêng cho lễ trà. Lúc bấy giờ, ý tưởng dùng pha lê cho một buổi lễ trà được cho rằng là lạc đạo, và bị chế nhạo bởi đại chúng. Tuy nhiên Tojiro và các nghệ nhân tại Baccarat không ngừng cố gắng để tạo ra một bộ trà tinh khiết nhất với những hoạ tiết đặc trưng trong nền văn hoá Nhật Bản, và các nét cắt tạo hình phức tạp bậc nhất. Dần dần, những tác phẩm ấy trở nên phổ biến và được đại chúng gọi bởi cái tên “Hương vị Harumi”.


 

Nguồn knightsbridge.com.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm