Vnluxury

Có gì ở hòn đào khiến cựu tổng thống Mỹ muốn mua

Greenland là hòn đảo có diện tích lên tới 2.166.086 km2 và đường bờ biển dài 44.087 km. Đây là hòn đảo lớn nhất thế giới nằm phía trên Canada và vươn ra Bắc Cực. Phần lớn hòn đảo bị băng bao phủ.

Đây là hòn đảo lớn nhất thế giới, bị băng bao phủ tới 80% và có chưa tới 60.000 dân sinh sống. Hòn đảo nằm ở vùng Bắc Cực, gần khu vực Bắc Mỹ.

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 1

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 2

Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới, băng tuyết bao phủ quanh năm

Năm 1979, chính phủ Đan Mạch đã trao quyền tự trị cho chính quyền Greenland. Đến năm 2008, quyền tự chủ của hòn đảo này ngày càng lớn hơn sau cuộc trưng cầu dân ý.

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 3

Dân số Greenland khoảng 56.000 người và là những hậu duệ của người Eskimo

Hơn 80% cư dân đảo là người có gốc Inuit và là những hậu duệ của người Eskimo di cư từ Canada hoặc Đan Mạch. Chính quyền Greenland đã điều chỉnh các chính sách mới phù hợp hơn với dân bản địa. Một trong những chính sách nổi bật của Greenland là không cho phép cá nhân sở hữu bất động sản và nhà nước nắm giữ tất cả các ngành công nghiệp.

Đến tháng 6/2009, hòn đảo này lại quay về cơ chế bán tự trị, hàng năm nhận từ chính phủ Đan Mạch một khoản trợ cấp là 3,6 tỷ kroner (hơn 627 triệu USD) chưa kể các chi phí quốc phòng, an ninh trật tự, cứu hộ trên biển, khảo sát địa chất...

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 4

Những ngọn núi phủ tuyết trắng phía trên bến cảng ở thị trấn Tasiilaq

Băng tuyết là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của hòn đảo này. Giới khoa học xem những tảng băng ở Greenland là dấu hiệu rõ nhất về sự nóng lên của Trái Đất. Một số tảng băng trôi ở Greenland trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 5

Một tảng băng trôi bên núi Sermitsiaq

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 6

Dải băng của Greenland là tảng băng lớn thứ hai trên thế giới

Tỷ trọng ngành công nghiệp đánh cá chiếm phần lớn trong tỷ trọng kinh tế của Greenland. Những loài cá săn mồi đáy biển phổ biến, có kích thước lớn và được người dân Greenland ưa chuộng. Tim và thịt hải cẩu được bán tại chợ địa phương ở Nuuk, thủ phủ của Greenland

Quảng cáo

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 7

Người dân Greenland chủ yếu sinh sống bằng nghề đánh bắt thủy hải sản

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 8

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 9

Một món ăn có tên beluga mattak thường là món khai vị được chế biến từ da và môi cá voi đông lạnh

Thuyền Kayak là một phương tiện đi lại trên biển truyền thống và đặc trưng tại hòn đảo Greenland. Hầu hết người dân Greenland nói được cả tiếng Đan Mạch và tiếng Greenlandic và chủ yếu theo Kitô giáo.

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 10

Mỗi gia đình ở Greenland đều sở hữu mẫu thuyền Kayak nhỏ gọn

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 11

Một cuộc đua thuyền Kayak của người dân Greenland

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 12

Cây Rhodiola được mệnh danh là "nhân sâm Bắc Cực" phát triển nhiều trên hòn đảo Greenland là một cây thuốc nổi tiếng thế giới

Theo ước tính, khu vực Bắc Cực chứa tới 30% lượng khí thiên nhiên và 13% dầu mỏ chưa khai thác của thế giới.Viện Nghiên cứu địa chất Đan Mạch GEUS cho biết Greenland có thể được xem như một trong 20 “quốc gia mỏ” của thế giới, với các mỏ sắt, đồng, chì, kẽm, vàng, bạch kim, kim cương, hồng ngọc, còn có thủy diên molybdenum dùng trong luyện kim, đất hiếm trong công nghiệp điện tử, uranium dùng chế tạo vũ khí hạt nhân, dầu mỏ…

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 13

Cận cảnh hòn đảo khiến cựu Tổng thống Mỹ muốn mua - 14

Hòn đảo Greenland chứa rất nhiều tài nguyên khoáng sản quý hiếm chưa khai thác

Đó là một trong những lý do chính khiến cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump thời còn tại nhiệm luôn mong muốn sở hữu bằng mọi giá hòn đảo giàu tài nguyên quý hiếm này. Trước đó, dưới thời Tổng thống Harry Truman vào năm 1946, ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Byrnes cũng đã đề cập ý định mua Greenland với ngoại trưởng Đan Mạch tại một cuộc gặp của Liên Hiệp Quốc ở New York.

Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả lời đề nghị mua lại hòn đảo đều đã bị chính phủ Đan Mạch từ chối kèm theo câu trả lời “Hòn đảo Greenland không phải để bán”.

Nguồn nhipsongthoidai.nss.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm