Kể từ năm 1870, hơn 1900 tác phẩm Baccarat đã được đăng ký và triễn lãm tại các cuộc triển lãm quốc gia ( trong đó không bao gồm các tác phẩm được chế tác riêng cho hoàng gia hay các khách hàng tư nhân). Tham gia cuộc thi muộn hơn so với các ứng cử viên khác, nhưng sự hiện diện của các tác phẩm Baccarat luôn khiến đại chúng phải trầm trồ và bàn tán. Mang đến vô số những huy chương vàng cho tất cả lần có mặt tại triển lãm. Trong đó, tiêu biểu nhất chính là các tác phẩm đèn pha lê được chế tác thủ công đã tạo nên tiếng vang cho thương hiệu không chỉ tại Pháp, mà còn vươn tầm qua những vùng biển lớn, đến khắp các châu lục khác trên toàn thế giới.
Triển lãm quốc gia và những bước ngoặt trong lịch sử nước Pháp
Bức hoạ buổi triễn lãm quốc gia lần thứ 3, được trưng bày tại bảo tàng Carnavalet
“Exposition des produits de l’industrie française” hay còn được biết đến như một cuộc triển lãm dành cho các sản phẩm của ngành công nghiệp Pháp. Đây là một sự kiện công cộng được tổ chức tại Paris, Pháp, từ năm 1798 đến năm 1849 đề xướng bởi bộ trưởng bộ nội vụ François de Neufchâteau với mục đích cung cấp một bức tranh toàn cảnh về các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác nhau, với cùng một quan điểm để thi đua. Đây cũng chính là dịp để những nhà sản xuất nhận được sự công nhận bởi một bên có thẩm quyền và đưa tên tuổi của họ đến đại chúng một cách nhanh chóng. Những cuộc triển lãm này chính là tiền thân của “Triển lãm lớn” năm 1851 được tổ chức tại London bên trong một cấu trúc sắt và kính khổng lồ được gọi là Cung điện Pha lê, nhằm trưng bày những phát minh mới nhất từ vương quốc Anh.
Một góc trưng bày của thương hiệu pha lê Baccarat tại triễn lãm quốc gia
Cuộc triển lãm đầu tiên được tổ chức tại Champ de Mars vào năm 1798. Kiến trúc sư Jean-François Chalgrin, người sau này thiết kế nên Khải Hoàn Môn, là người đã xây dựng nên khu vực trưng bày cho cuộc triển lãm. Tại đây, trưởng ban của mỗi nhóm ngành sẽ chỉ định một ban giám khảo để chọn các sản phẩm được sản xuất tốt nhất và hữu ích nhất để triển lãm, với yêu cầu tất cả những sản phẩm đều phải được làm tại Pháp, bởi người Pháp, và sử dụng nguyên liệu từ Pháp. Tại cuộc thi, ban thẩm định sẽ đánh giá kỹ lưỡng dưới nhiều phương diện: chất lượng, kiểu dáng, hiệu quả công năng, vv….trước khi trao các giải thưởng vàng, bạc, đồng cho các ứng cử viên xứng đáng.
Bộ dụng cụ bàn ăn Baccarat, được uỷ thác chế tác riêng cho vua Louis XVIII. Là tiền thân cho việc sử dụng các vật phẩm pha lê trên những bàn tiệc và bàn ăn trong giới hoàng gia và quý tộc tại Pháp
Trải qua ba giai đoạn chính trị, các cuộc triển lãm diễn ra sau lần trưng bày đầu tiên ngày càng thành công hơn, với các tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt và toàn diện hơn. Dưới thời Napoleon, đã có 3 cuộc triển lãm diễn ra lần lượt vào các năm 1801, 1802, và 1806. Dưới thời vua Louis XVII, triển lãm lại lần lượt diễn ra vào năm 1819, 1823, và 1827.
Vào năm 1823, Cuộc triển lãm một lần nữa được tổ chức tại tầng trệt của Bảo tàng Louvre bởi bộ trưởng Bộ Nội vụ, kéo dài 50 ngày, với 1.642 nhà triển lãm. Baccarat lần đầu tiên tham gia Triển lãm quốc gia với bộ dụng cụ bàn ăn được làm hoàn toàn bằng pha lê. Trong đó, có bộ sưu tập được uỷ thác chế tác riêng cho vua Louis XVIII để sử dụng trong cung điện Tuileries.
Từ chiếc đèn chùm pha lê đầu tiên cho đến biểu tượng của kỹ nghệ “Savior Faire” nước Pháp
Trích đẫn một trang về sự đa dạng trong kiểu dáng và kích thước của những tác phẩm nhành và chuôi đèn chùm, thuộc kho lưu trữ Baccarat vào năm 1827
Sau đó vào năm 1827,Baccarat đã công bố những chiếc đèn chùm pha lê đầu tiên được chế tác hoàn toàn tại Pháp, sau khi phát minh ra kỹ thuật ép khối định hình vào hai năm trước đó. Vào thời điểm này, những chuôi và nhành đèn pha lê với kích thước nhỏ và thiết kế trang trí tiểu tiết đều phải được nhập từ Anh hoặc Bohemia do chưa có một xưởng chế tác nào phát triển được kỹ thuật định hình khối.
Mẫu đèn chùm pha lê được Baccarat công bố đầu tiên tại triển lãm quốc gia lần thứ 7, là tiền thân của bộ sưu tập Zeinth kinh điển của thương hiệu.
Cấu trúc đỡ của đèn được làm bằng đồng thau mạ bạc với trục trung tâm là sắt đặc. Thay thế những ngọn nến bằng sáp chính những chiếc đèn “điện” được sản xuất tại Pháp, với kim loại và gốm bên trong được lót bằng những chiếc áo bằng đá opal trắng mang đến nguồn sáng màu nhiệm trên đèn chùm.
Cấu trúc trung tâm của nó được tạo thành từ các bộ phận được thiết kế và chế tạo theo kỹ nghệ phức tạp nhất. Chỉ riêng phần cốc ốp đã bao gồm 3 kỹ thuật mài và ren khác nhau với các chi tiết thẳng, tròn, và bầu dục.
Đèn số 15, với Giấy chứng nhận d ‘Experitse, là một trong những loại đèn quý giá, công phu nhất. Đây chính là kết quả của quá trình làm việc tỉ mỉ như mài giũa và lựa chọn những mẫu mã có giá trị nghệ thuật và biểu tượng cao trong một loạt thiết kế giới hạn.
Tại cuối mỗi nhành đèn là một chiếc chuông hình bán nguyệt, với các nét gợn sóng tựa như chiếc cánh của một chú chim nhỏ,đang dịu dàng ôm lấy chiếc tim pha lê với các mặt cắt đa diện.
Nhìn kỹ vào đèn chùm, ta sẽ nhận thấy số lượng khổng lồ của các tiểu tiết được hoàn thiện tỉ mỹ. Các nhành đèn được cắt hình lục giác tương tự với các cạnh răng cưa ở bánh mài và không bị xoắn như những nhành đèn được chế tác trong thời gian sau đó. Một ví dụ rõ ràng về đèn chùm có cánh xoắn có thể được tìm thấy trên đèn chùm pha lê lớn nhất thế giới, bên trong Cung điện Dolmabahçe ở Istanbul do Sultan Abdul Mejid I xây dựng từ năm 1843 đến 1856.
Chiếc đèn bao gồm 5 trục đèn, 5 nhành đèn toả ra trên trục đèn với tổng trọng lượng là 70 kg.
Chiếc đèn chính là tiền thân cho bộ sưu tập Zeinth kinh điển tại Baccarat với những nhành pha lê với biên độ biên độ toả và cong hoàn mỹ mang đến sự thanh lịch vượt thời gian trên thiết kế. Huy chương vàng và những đơn đặt hàng từ giới hoàng gia, quý tộc, và nguyên thủ tướng theo sau một cách dày đặc và nhanh chóng.
Đèn chùm Baccarat Zenith: soi sáng 258 năm lịch sử lấp lánh
Vào cuối thế kỷ 19, phiên bản Zenith Comète chính thức được giới thiệu đến đại chúng bởi Baccarat. Những nhét cắt lục giác trên nhành đèn được thay bằng thiết kế xoắn. Biên độ toả của những nhành đèn được điều chỉnh một cách cân đối hơn và dối xứng đồng nhất, điểm xuyến bởi những chuôi pha lê với thiết kế Primes à Dard đặc trưng của thương hiệu.
Chiếc đèn Zeinth Comète được công bố vào cuối thế kỷ 19
Chiếc đèn tựa như một quý cô kiều diễm, mang một vẻ đẹp Je ne sais quoi đặc trưng của phụ nữ Pháp, đang đắm chìm trong những chuỗi hạt pha lê tinh khiết nhất trên người. Vào thời điểm này, Baccarat đã bắt đầu đánh dấu những thiết kế của mình bằng viên pha lê màu đỏ ruby đặc trưng của thương hiệu.
Viên pha lê màu đỏ ruby và chuôi pha lê Primes à Dard đặc trưng của thương hiệu trên đèn chùm.
Nguồn cảm hứng vô tận trên những trang sử lấp lánh của Baccarat
Zeinth nhanh chóng sau đó đã trở thành nàng thơ của những nhà thiết kế lớn. Vào năm 2003, nhân dịp thành lập trụ sở chính của Baccarat tại Pais, nhà thiết kế đại tài Philippe Starck đã thồi một màu đen đương đại và huyền bí và cỗ đèn chùm zeinth. Cỗ đèn đã nhanh chóng tạo được tiếng vang trong giới điệu mộ và mang đến chỗ đứng vững chắc cho bộ sưu tập Zeinth trong xã hội đương đại.
Phiên bản Zeinth Noir được nhà thiết kế Philippe Starck thiết kế vào năm 2003, sử dụng pha lê onyx với màu đen huyền bí.
Vào năm 2009, cỗ đèn ZÉNITH FLOU đã xuất hiện bởi sự pha trộn giữa pha lê trong suốt, pha lê hồng và pha lê sương mù cùng với các đồ trang trí mờ. Khái niệm màu sắc đặc biệt được tạo ra bởi Philippe Starck đã làm cho đèn chùm Baccarat có vẻ “không tập trung”, gợi lên hiệu ứng của ống kính máy ảnh out nét hoặc được phủ trong màng sương mỏng. Từ đó tạo ra ảo ảnh quang học tuyệt đẹp.
Đây chính là một bản tái hiện lãng mạn và thơ mộng của chiếc đèn chùm Zenith mang tính biểu tượng tại Baccarat. Phiên bản “Unfocused” cũng tự hào có một hình dạng được đơn giản hóa. Bằng cách loại bỏ hầu hết các chuỗi hạt, ánh sáng từ những nguồn đèn sẽ là tâm điểm của sự quyến rũ.
“Zeinth Flou, je te vois flou” (Tạm dịch: Zeinth mờ, ta không thể nhìn rõ nàng), thiết kế bởi Philippe Starck, 2009.
Đến năm 2011, nhà thiết kế người thuỵ sĩ Arik Levy đã mang đến nàng thơ Zeinth với phiên bản Zénith Ellipse. Cỗ đèn chính là một trong những tác phẩm kinh điển về thiết kế chiếu sáng và sự sáng tạo không giới hạn của các nghệ sĩ trên những tinh thể pha lê Baccarat tinh khiết.
Đèn Zeinth Ellipse, được công bố vào năm 2011, thiết kế bởi Arik Levy
Những nhánh đèn không tuân theo một quy định cụ thể mà vươn ra đến không gian bên ngoài theo hình bầu dục. Độ cong của những nhành đèn cũng giao động trên nhiều biên độ khác nhau, nhưng vì thế, đã tạo nên một hiệu ứng thị giác tựa như những làn sóng mong manh khi nhìn trực tiếp từ bên dưới đèn.
Bên cạnh đó, là thương hiệu tiên phong trong việc chế tác pha lê màu, Baccarat cũng đã giới thiệu phiên bản đèn Zeinth Charleston với màu vàng champagne đặc trưng trên các tinh thể pha lê tinh khiết. Đây chính là sự phối hoà hoãn mỹ giữa uranium và vàng.
Đèn chùm Zeinth Charleson với màu champagne đặc trưng, với đa dạng phiên bản từ 8 đến 42 bóng đèn.
Cỗ đèn chùm Charleston khiến chúng ta chìm đắm trong không khi tráng lệ và sôi động tại thời hoàng kim của thế kỷ hai mươi. Đó là những chiếc vòng cổ dài bằng ngọc trai, lông vũ, champagne và những chiếc váy xếp nếp của các vũ công Charleston. Tất cả dường như sống lại một cách rực rỡ nhất bên trong các tinh thể màu champagne.
Những phiên bản khác trong bộ sưu tập Zeinth, dưới góc nhìn sáng tạo cuả những nhà thiết kế lớn:
Nhà thiết kế Stéphanie Coutas đã khéo léo lấy chuôi đèn Primes à Dard đặc trưng của Zeinth phối hợp với các tinh tuý khác từ những bộ sưu tập Mille Nuits và Solstice trên đèn chùm Paris.
Đèn chùm Zeinth shizuku, được công bố vào năm 2011 với giới hạn 8 chiếc được chế tác.
Phiên bản “Marie Coquine” giới hạn 120 chiếc, thiết kế bởi Philippe Starck vào năm 2011.
Đèn chùm “Zeinth Tourbillon” được thiết kế bởi Arik Levy vào năm 2011
Đèn chùm Zénith sur la Largue, công bố vào năm 2013, thông qua sự hợp tác giữa nhà thiết kế Philippe Starck và Aristide Najean.
Phiên bản “Zeitth le Samedi”, công bố năm 2013
Tiên phong, đổi mới và sáng tạo, Baccarat chưa bao giờ theo đuổi một khái niệm, kỹ thuật, hoặc một phong cách thẩm mỹ nhất định cho thương hiệu. Thay vào đó, Baccarat luôn đón nhận những sự đổi mới, những khả năng và cơ hội khai phá những vùng đất mới trong thế giới pha lê. Những tinh tuý ấy luôn hiện hữu trong những danh mục tác phẩm, trải dài từ ly, bát, dĩa cho đến lọ nước hoa, bình hoa, trang sức, tượng hay những chiếc đèn chùm lộng lẫy. “Baccarat” cũng là một danh từ như “tình yêu” và “cái đẹp” – nghĩa của nó sẽ có thể hiểu rõ được khi chúng ta tìm hiểu và thả mình vào nó. Khi ấy, chúng sẽ đi vào tâm trí và được sử dụng để miêu tả về bản thân hay những giá trị mà ta trân quý trong cuộc sống này.
S&S Group là nhà phân phối chính hãng thương hiệu Baccarat tại Việt Nam