Vnluxury

Đi tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo ở Trà đạo Nhật Bản

Trà đạo đại diện cho sự tinh khiết, thanh tịnh, cao quý và hài hòa. Để có buổi trà đạo hoàn hảo, các nghệ nhân phải trải qua nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng.

Ở Nhật Bản, trà không chỉ đơn thuần là một loại thức uống nóng mà nó còn ẩn chứa ý nghĩa rất quan trọng trong văn hoá tại xứ sở mặt trời mọc.

Trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo - 1

Trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo - 2

Truyền thống trà đạo Nhật Bản liên quan đến đạo Phật. Trà đạo bắt đầu từ thế kỷ 9, được một nhà sư Phật giáo đem về từ Trung Quốc. Vốn dĩ, trà đã thịnh hành ở Trung Quốc hơn một nghìn năm trước khi phổ biến ở Nhật Bản.

Quảng cáo

Người Trung Quốc uống trà vì nó có lợi cho sức khỏe, còn tại chùa Phật, người ta dùng trà xanh trong các nghi lễ tôn giáo. Ở Nhật Bản, trà trở thành biểu tượng địa vị trong tầng lớp tướng sĩ và nó bắt đầu phát triển theo cách riêng.

Trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo - 3

Một trong những ý nghĩa sâu xa đằng sau buổi trà đạo của Nhật Bản là triết lý Wabi và Sabi - nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong cái không hoàn hảo và nhìn nhận thực tế, chấp nhận quy luật sinh-lão-bệnh-tử. Wabi đại diện cho yếu tố tinh thần trong cuộc sống và nó tượng trưng cho sự tĩnh tâm và vẻ tao nhã.

Ngược lại, Sabi đại diện cho khía cạnh vật chất, nó có nghĩa là phong hóa hoặc suy tàn. Nếu bạn có thể hiểu được tính phù du và không hoàn hảo này coi như bạn đã phần nào giác ngộ. Trải nghiệm một buổi trà đạo sẽ đem đến cho bạn cái nhìn thoáng qua về một Nhật Bản giàu văn hóa và lịch sử.

Trà đạo Nhật Bản, nghệ thuật đi tìm cái đẹp trong sự không hoàn hảo - 4

Nguồn nhipsongthoidai.nss.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm