Vnluxury

H&M đang bắt đầu trong lĩnh vực resale: Tại sao các nhà bán lẻ chú trọng mô hình bán lại đồ cũ?

H&M đang bắt đầu trong lĩnh vực resale: Tại sao các nhà bán lẻ chú trọng mô hình bán lại đồ cũ?
"Gã khổng lồ thời trang nhanh" H&M đã nhìn thấy cơ hội thu hút khách hàng mới, đồng thời ghi dấu ấn về tính bền vững. Nhưng hiện nay, H&M đang có rất nhiều sự cạnh tranh.

H&M là hãng mới nhất tham gia vào việc bán lại (resale), dự kiến ra mắt vào ngày 7 tháng 9 tại Canada. Trên trang web của mình, H&M Rewear thông báo dự kiến phát hành trực tiếp vào ngày 7 tháng 9 tại Canada. Nếu thành công, nhà bán lẻ sẽ xem xét mở rộng thị trường này sang các quốc gia khác.

H&M đang bắt đầu trong lĩnh vực resale

Trong lúc H&M gia nhập vào thị trường đồ cũ đang phát triển nhanh chóng. Vào tháng 7, Madewell thông báo họ đã mở rộng quan hệ đối tác với ThredUp để tạo ra chương trình Madewell Forever, cho phép người mua sắm đổi quần jeans cũ để tích điểm tại cửa hàng. Vào tháng 3, Kering đã mua lại 5% cổ phần của Vestiaire Collective. Và tuần trước, cửa hàng bách hóa Harvey Nichols của Anh cho biết họ sẽ tung ra dịch vụ bán lại cho khách hàng của mình, hợp tác với nhà cung cấp công nghệ phụ trợ Reflaunt – cùng một công ty đang làm việc với H&M trên thị trường.

Đây là một sự thay đổi lớn đối với ngành công nghiệp thời trang, gần đây người ta vẫn coi việc bán lại là cạnh tranh với những bộ trang phục mới và tệ nhất là tiềm ẩn nguồn hàng giả. Nhưng nhu cầu của người tiêu dùng đối với quần áo cũ đang tăng vọt và các trang web bán lại lớn nhất hiện nay có giá trị hàng tỷ đô la. Chỉ trong năm nay, ThredUp và Poshmark, hai trong số những nền tảng cũ lớn nhất, đã tổ chức các đợt chào bán công khai, và nền tảng Depop tập trung vào giới trẻ đã được Etsy mua lại với giá 1,6 tỷ USD.

Các thương hiệu và các nhà bán lẻ lâu đời cũng đang tìm ra một miếng bánh béo bở, thường dựa vào các bên thứ ba để xử lý các công nghệ phức tạp và những việc hậu cần liên quan. Hầu hết không muốn biến việc bán lại thành một phần chính trong hoạt động kinh doanh của họ hay thậm chí để thu lợi nhuận. Thay vào đó, họ coi kinh doanh đồ cũ là một dịch vụ bổ sung mà họ có thể cung cấp cho những khách hàng đang mua sắm trên các trang web bán lại (ThredUp liệt kê 48.000 mặt hàng H&M đang bán chỉ riêng trong mục dành cho phụ nữ). Lựa chọn bán lại tại nhà cũng có thể thu hút một số người mua sắm mới và đây là cơ hội để các thương hiệu thông báo rằng họ ưu tiên thời trang bền vững, mặc dù một số nhà phê bình đặt câu hỏi liệu việc bán đồ cũ có giúp ích cho hành tinh hay không.

Mặc dù việc quản lý một trang web bán lại quy mô lớn có thể khó khăn, nhưng đây là một khoản đầu tư tương đối nhỏ so với lợi nhuận tiềm năng.

Simeon Siegel, nhà phân tích bán lẻ và giám đốc điều hành tại BMO Capital Market cho biết: “Đối với một số nhà bán lẻ, việc bán lại có thể chỉ đơn giản là phục vụ giá trị của thông cáo báo chí ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp).

Sự thu hút của thị trường bán lại

Đối với H&M, Rewear phù hợp với các mục tiêu bền vững rộng lớn hơn của công ty. Ví dụ, công ty đang trong quá trình thực hiện cam kết sản xuất tất cả các sản phẩm từ nguyên liệu tái chế hoặc có nguồn gốc bền vững vào năm 2030.

Tuy nhiên, nhà bán lẻ cũng nhận thấy cơ hội chiếm thị phần ở một quốc gia mà hoạt động bán lại không được phổ biến. Trong khi Poshmark hoạt động ở Canada, ThredUp thì không.

Geraldine Maunier-Rossi, người đứng đầu bộ phận tiếp thị của H&M Canada cho biết công ty muốn thu hút khách hàng bằng trải nghiệm người dùng chất lượng cao và nhấn mạnh vào thẩm mỹ đẹp hơn. Mặc dù nhà bán lẻ không sử dụng quảng cáo, nhưng họ sẽ sử dụng công cụ chỉnh sửa ảnh để làm cho bức ảnh trở nên hấp dẫn và nhất quán hơn về tổng thể. Người bán các mặt hàng của H&M cũng sẽ có thể tìm kiếm danh mục các mùa gần đây, cho phép họ truy cập vào ảnh sản phẩm, mô tả và thậm chí cả đề xuất giá.

Quảng cáo
Madewell Người mua sắm có thể mang quần jean cũ của bất kỳ thương hiệu nào và nhận tích điểm cửa hàng trị giá 20$ cho một chiếc jeans Madewell mới.

Đối với Madewell cũng vậy, dòng sản phẩm Forever, cũng như các sáng kiến “làm tốt” khác của nó, chẳng hạn như cung cấp dịch vụ tái chế denim, người mua sắm có thể mang quần jean cũ của bất kỳ thương hiệu nào và nhận tích điểm cửa hàng trị giá 20$ cho một chiếc jeans Madewell mới.

“Madewell là một thương hiệu nổi tiếng nhưng chúng tôi vẫn có cơ hội lớn để được biết đến nhiều hơn,” Libby Wadle, giám đốc điều hành của Madewell và công ty mẹ của nó, J.Crew Group cho biết. “Chúng tôi làm điều này để thay đổi, chúng tôi không làm điều này để thúc đẩy doanh số bán hàng”.

Tác động môi trường thực tế là gì?

Khi các thương hiệu tuyên bố tham gia vào hoạt động bán lại, hầu như họ luôn nắm lấy cơ hội để thể hiện cam kết về tính bền vững. Cả H&M và Madewell đều cho rằng “đóng vòng lặp” (close the loop) là động lực quan trọng nhất đằng sau các sáng kiến bán lại tương ứng của họ. Khái niệm về thời trang tuần hoàn đã trở thành một từ thông dụng trong ngành, đề cập đến quá trình kéo dài tuổi thọ của quần áo.

Frédéric Tavoukdjian, giám đốc quốc gia của H&M Canada cho biết: “Đó chính là việc trở thành một phiên bản tốt hơn của chính chúng ta, để thúc đẩy tính bền vững.”

Tác động của việc bán lại đối với lượng khí thải carbon của thời trang phụ thuộc vào hai yếu tố: liệu nó có thực sự dẫn đến việc giảm sản xuất của dòng sản phẩm chính hay không, và năng lượng cũng như tài nguyên bổ sung cần thiết trong hành trình sản phẩm từ người tiêu dùng này sang người tiêu dùng khác.

Trong một nghiên cứu hồi tháng Năm được công bố trên tạp chí học thuật Environmental Research Letters, Jarkko Levänen thuộc Đại học LUT ở Phần Lan phát hiện ra rằng việc bán lại ít đóng góp vào biến đổi khí hậu hơn so với tái chế vải và cho thuê trang phục, hai phương pháp khác thường được sử dụng để phục vụ thời trang tuần hoàn. Nhưng điều đó chỉ đúng khi sự sẵn có của quần áo cũ thay thế nhu cầu sản xuất quần áo mới.

“Việc sử dụng sản phẩm lâu hơn không đồng nghĩa với việc người tiêu dùng dừng việc mua sắm, cũng như việc bán lại sẽ không tự động tăng vòng đời sản phẩm,” Levänen viết. “Có thể mọi người mua thêm quần áo từ các cửa hàng đồ cũ chỉ vì nó rẻ. Loại hoạt động này không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến sản xuất sơ cấp”

Maxine Bédat, người sáng lập Viện Tiêu chuẩn Mới, một nhóm nghiên cứu và tư vấn ủng hộ ngành thời trang bền vững và là tác giả của cuốn sách “Unraveled: The Life and Death of a Garment”, cho biết: “Việc lưu hành và bán lại này cần được thực hiện trong chính các nhà máy đang sản xuất những sản phẩm may mặc. Và nếu họ không xem việc bán lại như một cách để giảm sản xuất, giảm doanh số của chính công ty họ, thì đó chỉ là những thứ lấp lánh bên ngoài để quảng cáo.”

Những người ủng hộ việc bán lại phản hồi rằng tác động tích cực sẽ đến khi thị trường đồ cũ chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng doanh số bán hàng may mặc.

Đối với Madewell, chương trình Forever là sự khởi đầu của một sự thúc đẩy bán lại lớn hơn nhiều, theo Wadle, cô hy vọng những nỗ lực này một ngày nào đó sẽ khiến việc sản xuất tổng thể ít hơn. Hiện tại, việc bán lại vẫn đang trong giai đoạn thăm dò. “Chúng tôi sẽ tìm cách mở rộng sang các danh mục sản phẩm khác, không chỉ ở Madewell mà trên toàn bộ tập đoàn J.Crew” Wadle nói.

Nguồn nhipsongthoidai.nss.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm