1. Giờ hoạt động của các cửa hàng
Các cửa hàng lớn như cửa hàng bách hóa Nhật Bản thường mở cửa vào khoảng 10 đến 11 giờ sáng. Các cửa hàng này cũng mở cửa vào cuối tuần và ngày lễ. Tuy nhiên, một số cửa hàng sẽ đóng cửa trong suốt ngày mùng 1 Tết Dương lịch. Tại các thành phố trực thuộc tỉnh, các sản phẩm địa phương thường được bán ở chợ buổi sáng, trong khi một số cửa hàng như cửa hàng tiện lợi mở cửa suốt 24 giờ một ngày.
Khu phố mua sắm sầm uất tại Nhật Bản.Trước giờ đóng cửa khoảng 10 phút, các cửa hàng sẽ phát bài nhạc “Hotaru no Hikari” nghĩa là “Ánh sáng của đom đóm”, một bài hát tiếng Nhật sử dụng giai điệu của bài hát dân gian Scotland “Auld Lang Syne” để nhắc nhở các vị khách cần hoàn tất mọi giao dịch cách nhanh chóng.
2. Giao tiếp với nhân viên
Khi bước vào cửa hàng, nhân viên sẽ chào hỏi khách bằng câu “Irasshaimase”, nghĩa là “Chào mừng, xin mời vào”, sau đó, họ sẽ để bạn thoải mái xem và chọn hàng. Nếu có bất cứ vấn đề gì thắc mắc, bạn có thể đặt câu hỏi với nhân viên để được giải đáp nhanh chóng. Thời gian gần đây, số các nhân viên tại Nhật Bản có thể giao tiếp Tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc đang gia tăng. Trong trường hợp nhân viên không biết sử dụng ngoại ngữ, bạn có thể giao tiếp với họ thông qua các ứng dụng dịch có trên điện thoại thông minh.
Nhân viên thu ngân sẽ đếm tiền thừa ngay trước mặt rồi mới trả lại cho khách.Khi thanh toán tiền, nhân viên thu ngân sẽ đếm tiền thừa ngay trước mặt rồi mới trả lại cho khách. Nếu có tiền thừa, nhân viên thu ngân sẽ đếm riêng từng loại tiền, tiền giấy ra tiền giấy, tiền xu ra tiền xu ngay trước mặt khách hàng trước khi trả lại. Có hai nguyên nhân tại sao người Nhật lại làm vậy. Nguyên nhân đầu tiên là để đảm bảo số tiền trả lại chính xác. Thứ hai, khách hàng sẽ không cần phải đếm tiền trước khi rời quầy thu ngân. Chính vì vậy, hãy cố tập trung khi nhân viên thu ngân đếm tiền và đừng bao giờ đếm lại tiền trước mặt họ vì điều đó thể hiện sự bất kính và không tin tưởng.
3. Không mặc cả
Khi mua đồ tại Nhật thì tuyệt nhiên bạn không bao giờ cần phải mặc cả làm gì cho mất công, tất cả các mặt hàng được bày bán đều đã có giá niêm yết và người Nhật không bao giờ mặc cả cả, vậy nên nếu thấy một món đồ ưng ý phù hợp với giá tiền thì hãy mua luôn, không cần mất thời gian với mong muốn giảm được chút tiền làm gì cả, như vậy rất có thể sẽ khiến người bán khó chịu. Riêng đối với những loại hàng hóa như cá, thịt hoặc rau củ thì không có giá cố định mà bảng giá sẽ được quy định ở khu vực khác. Mặt khác những khu thương mại này cũng là địa điểm thích hợp để các bạn sinh viên vừa học vừa làm tại Nhật mua sắm.
Ở Nhật Bản, chuyện mặc cả không được khuyến khích.Thẻ tín dụng đang ngày càng được chấp nhận nhiều hơn, nhưng Nhật Bản vẫn là đất nước sử dụng tiền mặt là chủ yếu. Hãy nhớ mang theo tiền mặt và đừng cảm thấy ngại khi mua một món đồ nhỏ mà đưa tờ 10.000 Yên.
4. Cửa hàng tự phục vụ
Tại Nhật bạn sẽ thấy những cửa hàng lớn với cách thức tự phục vụ, tức là sẽ không có ai phục vụ bạn cả mà bạn sẽ tự tìm kiếm những thứ mà mình cần. Tại đây bạn sẽ tự đi lấy hàng hóa mà mình mong muốn sau đó đặt vào giỏ có sẵn trong cửa hàng và nếu muốn thanh toán thì bạn sẽ đến quầy để thanh toán một lần. Lúc bạn trả tiền thì sẽ có một chiếc máy gọi để quét mã vạch sau đó đọc loại hàng cũng như giá cả tự động để bạn có thể thanh toán. Chú ý nhiều cửa hàng sẽ có một chiếc máy để tính tiền và không có nhân viên, tuy nhiên sẽ luôn có một chiếc máy camera được lắp đặt để theo dõi an ninh.
Cửa hàng tự phục vụ tại Nhật BảnMột số điều bạn cần chú ý:
- Không tự ý bốc hàng hóa và ăn thử
- Sử dụng làn của cửa hàng, không bỏ trực tiếp vào bao mang theo đi mua hàng
- Nếu không có dự định mua thì không được lục lọi lung tung hoặc sờ bóp hàng hóa
- Không cầm hàng hóa lên rồi đặt sai vị trí cũ
5. Kích cỡ sản phẩm
Theo quy tắc chung ở Nhật Bản, mọi giao dịch được thực hiện tại các cửa hàng là không thay đổi được. Ngay cả khi sản phẩm chưa qua sử dụng, hầu hết các cửa hàng sẽ không cho phép trả lại hoặc hoàn lại tiền nếu không có gì sai. Do đó, khi mua các sản phẩm như: quần áo, giày dép…, bạn cần xác định chính xác kích cỡ bản thân để lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
Hãy nói chuyện với nhân viên bán hàng khi bạn muốn thử đồ. Họ sẽ hướng dẫn bạn tới phòng thay đồ và hỗ trợ bạn khi cần thiết. Một số phòng thay đồ yêu cầu bạn phải cởi giày, và một số chỗ khác lại yêu cầu phụ nữ đeo mặt nạ che mặt để đồ trang điểm không dính ra quần áo mà bạn sẽ thử.