Vnluxury

Rajasthan: Những mảng màu kiến trúc di sản

Ấn Độ được biết đến là cái nôi của một trong những nền văn minh nhân loại và là vùng đất khai sinh ra Phật giáo. Là một phần của văn hóa giàu bản sắc, kiến trúc di sản được xem là bảo vật và niềm tự hào của quốc gia này. Trong số những địa danh sở hữu nhiều công trình kiến trúc độc đáo, Bang Rajasthan gây ấn tượng mạnh mẽ bởi ở đây hội tụ bốn thành phố mà mỗi nơi lại mang một sắc màu đặc trưng riêng và hệ thống các cung điện, tòa nhà đồ sộ và nguy nga.

Jaipur

Jaipur được mệnh danh là “Thành Phố Hồng”, được coi là một trong những thành phố quy hoạch có hệ thống sớm nhất theo nguyên tắc phong thủy lâu đời Vastu Shastra, nhằm cân bằng năng lượng trong không gian xây dựng. Gam màu đặc trưng của có từ năm 1876 khi Maharaja Sawai Ram Singh II ra lệnh sơn toàn bộ thành phố bằng màu hồng để chào đón Hoàng tử Albert, Thân vương xứ Wales. Sắc màu tượng trưng cho lòng hiếu khách và sự ấm áp, đã trở thành biểu tượng của Jaipur và quy định bảo tồn màu sắc này trên các công trình kiến trúc vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt cho đến ngày nay.

jaipur kien truc cung dien an do city palace

Cung điện Thành phố Jaipur (City Palace) là sự pha trộn giữa phong cách Rajput, Mughal và châu u, cùng với không gian rộng lớn bao gồm nhiều khu vực như bảo tàng, sân vườn và tòa nhà hành chính. Ảnh: thislifeoftravel

kien truc di san an do cung dien jaipur

Mỗi góc của cung điện đều toát lên sự bề thế và lộng lẫy, đồng thời là biểu tượng cho quyền lực hoàng gia Rajasthan. Ảnh: thislifeoftravel

Thành phố nổi tiếng với Hawa Mahal-cung điện có hình dáng giống như một tổ ong được xây dựng năm 1799 với 953 cửa sổ nhỏ, được dùng làm nơi để các thành viên nữ của hoàng gia có thể quan sát cuộc sống bên ngoài một cách kín đáo.. Thiết kế độc đáo này giúp tận dụng luồng gió tự nhiên lưu thông khắp công trình, giữ cho không gian luôn mát mẻ, đặc biệt trong khí hậu nóng bức của Jaipur. Chính vì vậy, nơi đây còn được gọi là Cung điện Gió.

cung dien kien truc di san jaipur city palace

Sử dụng đá sa thạch đỏ và hồng, Hawa Mahal là biểu tượng độc đáo của vẻ đẹp kiến trúc và sự tinh tế. Ảnh: Jackyenjoyphotography

hawa mahal jaipur kien truc cung dien city palace

Mái vòm của Hawa Mahal tại Jaipur, với kiến trúc độc đáo và những chi tiết tinh xảo, tạo nên một nét đẹp trang nhã, phản chiếu văn hóa rực rỡ của Rajasthan. Ảnh: Jackyenjoyphotography

Đặc biệt, Jaipur còn là cái nôi của nhiều làng nghề thủ công truyền thống, với các khu chợ nổi tiếng như Johari chuyên về hàng đá quý, trang sức và Bapu thu hút du khách bởi hàng dệt may thủ công như vải thêu, khăn choàng Bandhani và đồ gốm sứ xanh.

Jodhpur

“Thành Phố Xanh” Jodhpur hay còn được gọi là “Thành phố mặt trời” và “Cổng vào sa mạc Thar”, nổi bật với pháo đài Mehrangarh tráng lệ nằm uy nghi trên nền những ngôi nhà xanh lam của khu phố cổ. Ban đầu, màu xanh được sử dụng cho tầng lớp Brahmin cao quý nhất trong xã hội Ấn Độ để thể hiện địa vị. Tuy nhiên, theo thời gian, nó được sử dụng rộng rãi hơn bởi công dụng thiết thực trong việc làm mát các ngôi nhà, một giải pháp hiệu quả trong điều kiện khí hậu khô nóng khắc nghiệt của Jodhpur.

kien truc thanh pho an do Jodhpur

Những ngôi nhà được sơn màu xanh chủ yếu nằm gần khu vực pháo đài. Ảnh: powerofforever

kien truc thanh pho Jodhpur

Ảnh: Janine Thomas

Kiến trúc của pháo đài Mehrangarh rất đặc sắc và mang đậm dấu ấn văn hóa của vương quốc Rajput. Bên trong pháo đài còn có nhiều cung điện với kiến trúc phong phú: Moti Mahal (Cung điện Ngọc trai), Phool Mahal (Cung điện Hoa), Sheesh Mahal (Cung điện Gương).

phao dai mehrangarh kien truc di san Jodhpur

Pháo đài Mehrangarh. Ảnh: Tư liệu

Ngoài sắc xanh đặc trưng của những ngôi nhà ở khu phố cổ, Jodhpur còn nổi bật với cung điện Umaid Bhawan, một biểu tượng kiến trúc đầy kiêu hãnh của thành phố. Cung điện này là sự kết hợp giữa nét đẹp kiến trúc Ấn Độ truyền thống và phong cách Art Deco hiện đại, được khởi công xây dựng từ năm 1928 và hoàn thành vào năm 1943. Các cột trụ và mái vòm theo phong cách châu Âu kết hợp với nội thất xa hoa từ đá cẩm thạch Makrana và gỗ tếch Myanmar đã làm nên vẻ tráng lệ cho công trình. Đặc biệt, đây còn là một trong những dinh thự tư nhân lớn nhất thế giới với 347 phòng sang trọng.

cung dien kien truc an do di san Umaid Bhawan

Hiện nay, một phần của cung điện vẫn là nơi cư trú của gia đình hoàng tộc Umaid Bhawan, trong khi phần còn lại được sử dụng làm bảo tàng và khách sạn sang trọng do Tập đoàn Taj quản lý. Ảnh: Manfred Sommer

Jodhpur là điểm đến lịch sử và kiến trúc độc đáo và là một trung tâm văn hóa sôi động. Thành phố này tổ chức nhiều sự kiện nghệ thuật lớn, nổi bật nhất là Lễ hội Nhạc Dân gian Quốc tế Rajasthan (RIFF), quy tụ các nghệ sĩ dân gian từ khắp nơi trên thế giới, tôn vinh âm nhạc truyền thống và nghệ thuật dân gian đặc sắc của Rajasthan.

Udaipur

Quảng cáo

“Thành Phố Trắng” Udaipur được Maharana Udai Singh II thành lập vào năm 1553 nổi bật với vẻ đẹp của những cung điện đá cẩm thạch lộng lẫy, bao quanh bởi núi đồi nhấp nhô và hệ thống hồ nước trong xanh. Cung điện Thành phố là một trong những khu phức hợp kiến trúc lớn nhất và ấn tượng nhất tại Ấn Độ, bao gồm nhiều cung điện và công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng dành riêng cho giới quý tộc vương quốc Mewar. Đường nét cổ điển với tông màu trắng chủ đạo và đá cẩm thạch trắng, biểu tượng của sự xa hoa, thể hiện rõ nét sự sang trọng và lộng lẫy.

kien truc cung dien di san an do udaipur

Udaipur còn được ví như “Venice của phương Đông”. Ảnh: andBeyond

cung dien thanh pho udaipur kien truc

Cung điện Thành phố Udaipur. Ảnh: Britannica

Udaipur còn nổi tiếng với hệ thống hồ nước độc đáo như Hồ Pichola, nơi có cung điện trên đảo đã được cải tạo thành khách sạn cao cấp, Hồ Fateh Sagar với đài quan sát mặt trời có thiết kế tương tự hồ Big Bear ở Nam California. Ngoài ra, hồ nước ngọt nhân tạo lớn thứ hai ở châu Á Jaisamand cùng các hồ khác bao quanh tạo nên một không gian yên bình và thơ mộng cho thành phố.

cung dien thanh pho lake palace kien truc an do di san

Taj Lake Palace, được xây dựng vào năm 1746 như một cung điện nghỉ dưỡng mùa hè của hoàng gia Mewar. Sau đó, cung điện này đã được cải tạo thành một khách sạn cao cấp. Ảnh: Taj Lake Hotel

khach san taj lake palace kien truc di san Udaipur

Khách sạn Taj Lake Palace nổi tiếng với dịch vụ xa hoa và không gian lãng mạn. Ảnh: Taj Lake Hotel

Jaisalmer

Cuối cùng, Jaisalmer-“Thành Phố Vàng” nổi bật với sắc vàng của đá sa thạch màu mật ong, xuất hiện trên hầu hết các công trình từ nhà ở đến các di tích cổ. Nơi đây nằm giữa trung tâm sa mạc Thar và được khởi công vào năm 1156 bởi Rawal Jaisal, một vị vua thuộc vương quốc Bhati.

con duong to lua jaisalmer an do di san kien truc phao dai

Trong quá khứ, Jaisalmer từng là một trung tâm thương mại quan trọng trên Con đường Tơ lụa, kết nối Ấn Độ với các khu vực xa xôi như Ba Tư, Ả Rập và Ai Cập. Ảnh: Tư liệu

kien truc phao dai di san Jaisalmer

Pháo đài không chỉ là một di tích lịch sử mà còn là nơi sinh sống của hai nghìn cư dân, với bảy mươi phần trăm trong số họ là người Brahmin và số còn lại sống chủ yếu ở phía đông, chủ yếu là người Rajput. Ảnh: Florent

Jaisalmer (còn gọi là Sonar Quila – Pháo Đài Vàng) là một trong những pháo đài lớn nhất thế giới vẫn còn giữ được nguyên trạng, chứa đựng tổ hợp các công trình kiến trúc độc đáo bên trong, thể hiện rõ nét sự thịnh vượng và quyền lực của vương triều Rajput. Điểm nhấn nổi bật là cung điện hoàng gia (Raj Mahal) nguy nga, từng là nơi ở của các vị vua và các ngôi đền Jain cổ, nổi tiếng với những chi tiết chạm khắc tinh xảo và phức tạp từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 16.

thu cong cham khac an do haveli kien truc di san

Các chi tiết chạm khắc tinh xảo thể hiện sự giàu có và lịch sử thương mại sầm uất của thành phố cổ này. Ảnh: intofarlands

thu cong cham khac an do haveli kien truc di san

Những Haveli này không chỉ là nơi ở mà còn là biểu tượng cho sự thịnh vượng của tầng lớp thương nhân trong xã hội thời đó. Ảnh: Bijoyeta Kayal Dutta

Ngoài pháo đài, Jaisalmer còn tự hào với những ngôi nhà cổ Havelis được chạm khắc tinh xảo. Patwon Ki Haveli và Nathmal Ki Haveli là hai trong số công trình Havelis nổi bật nhất, phản ánh sự giàu có trong quá khứ, đặc biệt là trong thời kỳ vàng son của thành phố vào thế kỷ 19.

Thực hiện: Tú Nguyên


Xem thêm

Nhà thiết kế Vikram Goyal: Sự hoà hợp từ đa dạng các nền văn hoá

Di sản trên vách đá: Prambana – Ngôi đền của thần Shiva

Tủ rơm Atuxuá: Sự giao thoa văn hóa Ấn Độ và Brazil

Nguồn https://www.elledecoration.vn/ Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm