Theo tổ chức Observatoire du Pain (Pháp có một tổ chức khoa học mang tên "Quan sát bánh mì"), người Pháp tiêu thụ 320 baguette mỗi giây - nghĩa là trung bình 1/2 baguette/người/ngày và 10 tỷ baguette/năm. Thế nên không ngạc nhiên khi nước Pháp rất coi trọng baguette. Trên thực tế, vào tháng 4 hàng năm từ 1994, một ban giám khảo gồm các chuyên gia tập trung tại Paris để xét giải Le Grand Prix de la Baguette: một cuộc thi để xác định người làm baguette giỏi nhất thành phố.
Mỗi năm, khoảng 200 thợ làm bánh tham gia cuộc thi nổi tiếng nhất ở Paris: Le Grand Prix de la Baguette.Với các thợ làm bánh thủ công khó tính, bánh mì baguette ngon nhất không được gọi với cái tên “baguette”, mà là “tradition” (truyền thống). Loại bánh này phải được tạo ra theo một quy tắc nghiêm ngặt, được quy định bởi chính phủ. Nghị định về làm bánh mì này được phát hành vào năm 1993. Những chiếc bánh được người thợ nâng niu từng quy trình khi làm được cho là khác xa các ổ bánh mì được bày bán trong siêu thị.
Bánh mì ngon phải có ruột mềm, xốp (bên phải), khác với loại ruột đặc như bánh mì công nghiệp bán trong siêu thị (bên trái). Ảnh: Vivian Song/CNNVới người dân Paris, một chiếc bánh mì baguette ngon chính là bánh mì "biết hát". "Bạn có thể nhận ra một chiếc bánh mì ngon qua cách nó hát. Le Pain qui chante (bánh mì biết hát) là một cách diễn đạt của những người thợ làm bánh Pháp, và là một trong những dấu hiệu nổi bật của một chiếc bánh được nướng kỹ " theo Vabret - Thợ làm bánh từng đạt danh hiệu Meilleur Ouvrier de France, một giải thưởng danh giá tôn vinh những người thợ thủ công giỏi nhất toàn quốc.
Bánh mì truyền thống ngon nhất nước Pháp phải giòn rụm thành tiếng khi bóp, không gồm chất phụ gia và được nướng lâu. Ảnh:Một chiếc bánh mì được gọi là truyền thống khi nó được tạo nên từ 4 thành phần: bột mì, nước, muối và nấm men hoặc bột nở. Mọi chất phụ gia, bảo quản đều bị nghiêm cấm. Bánh mì thông thường là loại bánh nướng nhanh, hương vị cũng không thể bằng bánh truyền thống. Nói như đầu bếp thợ làm bánh Djibril Bodian, người từng hai lần chiến thắng trong cuộc thi bánh mì uy tín ở Paris, nhận định: "Bạn không có con đường tắt nào để làm cho nhanh một chiếc bánh mì truyền thống. Bạn không thể ăn gian. Một người thợ làm bánh phải tự tìm ra cách riêng của mình để tạo nên một chiếc bánh mì truyền thống".
Người thợ làm bánh Djibrill Bodian chỉ tập trung làm bánh mì truyền thống chất lượng tốt nhất, từng là người chuyên cung cấp bánh mì cho Tổng thống Pháp. Ảnh: CNN.Các chuyên gia làm bánh đều đồng thuận ý kiến bánh mì baguette ngon tốt nhất không được trắng bệch. Lớp vỏ phải được nướng đủ lâu để đạt tới màu nâu caramel, kết quả của phản ứng hóa học giữa đường và protein. Không những vậy, các mẩu vụn bánh mì Pháp phải có màu kem hoặc vàng nhạt, không được phép có màu trắng đục hay bị thủng lỗ chỗ bất thường.
Bánh mì baguette là món ăn “gây nghiện” nhất nước PhápĐối với người Pháp, bánh mì là món ăn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống, cả người trẻ đến người già. Với trẻ em từ sơ sinh đến lúc biết đi, bánh mì hiện hữu là món ăn đầu tiên các bé làm quen với phần đầu hay phần gót bánh. Mẩu bánh mì thường là thực đơn đầu tiên khi trẻ biết nhận thực về thức ăn rắn. Còn với trẻ em độ tuổi đi học, chiếc bánh mì cũng đánh dấu cột mốc quan trọng trong tuổi thơ của chúng, trong những lần được tự đi mua hàng cho cha mẹ.
Thợ làm bánh Christian Vabret và cửa hàng bánh mì baguette truyền thống của ôngCác cửa hàng bánh mì cũng hằn sâu trong cuộc sống đời thường của người Pháp. Một tiệm bánh trong khu phố lớn đông đúc sẽ thu hút nhiều người mua nhà, cho thuê nhà hay các đại lý bất động sản. Bánh mì gắn liền với đời sống người dân, đặc biệt với những người cao tuổi. Đối với người cao tuổi, hoặc người sống một mình, người giao - nhận bánh mì có lẽ là hoạt động duy nhất họ tiếp xúc với con người cả ngày. Thậm chí, những người phụ nữ lớn tuổi góa chồng sẽ đến tiệm bánh để trò chuyện với cô gái bán bánh ở đó cho tới khi có khách tiếp theo ghé qua. Tiệm bánh mì thủ công là nơi kết nối xã hội thực sự.