Vnluxury

Bánh coóc mò - Món bánh truyền thống thơm ngon của đồng bào Tày

Người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thung lũng các tỉnh Ðông Bắc nước ta. Trong ẩm thực, đồng bào Tày sử dụng gạo nếp để làm bánh, nổi bật có món bánh coóc mò.

Món bánh truyền thống thơm ngon của đồng bào Tày

Coóc mò là tên một loại bánh truyền thống của người Tày. Trong tiếng Tày, “mò” có nghĩa là bò, vậy nên bánh coóc mò là bánh sừng bò. Nguyên liệu chính để làm món bánh này là gạo nếp, lạc đỏ và muối. Gạo nếp phải là loại gạo nếp ngon, hạt tròn đều, để đảm bảo hương vị thơm ngon của bánh thành phẩm.

Ảnh minh họa: Đồng bào Tày thường sống ở vùng thấp.
Ảnh minh họa: Đồng bào Tày thường sống ở vùng thấp.

Để làm được những chiếc bánh coóc mò dẻo thơm, ngon miệng mà lại đẹp mắt, người làm bánh phải chọn những chiếc lá dong hoặc lá chuối xanh mướt, không bị rách, sâu. Công đoạn chẻ lạt làm dây gói bánh cũng rất tỉ mỉ. Lạt được làm từ cây giang hoặc cây mỡ, chẻ phải khéo léo cho lạt nhỏ, mềm dai. Ngày nay người làm bánh thường thay thế lạt bằng dây dù, dây khâu bao…

Bánh coóc mò. Ảnh: Báo Lạng Sơn.
Bánh coóc mò

Gạo nếp ngon phải được vo với nước sạch nhiều lần cho đến khi nước vo gạo trong suốt. Lạc sống được đem giã nhỏ hoặc để nguyên, sau đó thêm một chút muối, thịt băm tùy vào khẩu vị của từng gia đình, rồi trộn đều tay.

Quảng cáo
Bánh sau khi chín. Ảnh: Báo Lạng Sơn.
Bánh sau khi chín

Lá dong, lá chuối sau khi rửa sạch, ráo nước được cuộn lại như cái phễu rồi đổ gạo và lạc đã trộn vào, vỗ nhẹ bên ngoài cho gạo xuống đều hoặc dùng đũa xọc để nén chặt, sau đó mới gắn mép lá và buộc chặt lại. Khi buộc bánh không nên buộc chặt quá sẽ làm lá bánh rách, hạt gạo không nở được, dễ bị sượng.

banh-cooc-mo-ivivu.jpg

Còn nếu buộc lỏng quá, bánh sẽ bị hút nước nhiều dẫn đến bánh bị nhão, không ngon. Đặc biệt, người Tày có một bí quyết nhỏ để quá trình luộc bánh nhanh hơn. Đó là bánh sau khi gói được ngâm vào nước khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi mặt nước không sủi tăm nữa, lúc đó bánh đã ngấm đủ nước, khi luộc sẽ nhanh chín. Bánh được xâu thành chùm, xếp vào nồi, đun bằng bếp củi trong khoảng 5 đến 8 tiếng tùy lượng bánh.

Gạo nếp được lèn chặt trong lá chuối, lá dong.
Gạo nếp được lèn chặt trong lá chuối, lá dong.

Bánh coóc mò sau khi luộc có màu xanh như bánh chưng, thơm mùi của gạo nếp ngon. Cắn miếng bánh, thực khách sẽ cảm nhận được vị dẻo thơm của nếp, quyện trong vị bùi của lạc đỏ, ăn mãi không ngán. Nhiều người thường thích ăn bánh coóc mò kèm mật ong, mật mía hay đường kính để tăng vị ngọt.

banh-cooc-mo-ivivu-7.png

Theo truyền thống, trong thôi nôi của trẻ em, người Tày lúc nào cũng làm món bánh coóc mò. Những chiếc bánh được đặt tận tay đứa trẻ cùng lời chúc tốt lành, mạnh khỏe và ngoan ngoãn. Ở một số nơi, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, đồng bào lại làm bánh coóc mò để mừng một mùa lúa mới. Ngày nay, bánh coóc mò được bà con làm quanh năm và mang bày bán tại các phiên chợ phiên, chợ huyện…

Bánh chấm với mật mía.
Bánh chấm với mật mía.
Nguồn ivivu.com Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm