Dầu khoáng là gì?
Dầu khoáng (mineral oil) được chiết xuất từ dầu thô. Đây là một chất không màu, không vị, trong suốt và tan trong nước. Dầu khoáng còn có tên là dầu nền (base oil), dầu nền khoáng, baby oil hoặc dầu nền bôi trơn.
Cần phải trải qua một quy trình xử lý phức tạp mới có thể tạo ra dầu khoáng tinh khiết để dùng trong mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm.
Dầu khoáng có tác dụng gì? Các lợi ích của dầu khoáng đối với sức khỏe
Dầu khoáng được sử dụng khá nhiều trong đời sống, và có rất nhiều lợi ích sức khỏe, từ việc làm mềm da đến trị táo bón. Hàng bao thế kỷ nay, đã có rất nhiều loại mỹ phẩm ược thêm dầu khoáng vào thành phần.
1. Dầu khoáng trị da khôRất nhiều người chọn dầu khoáng vì khả năng dưỡng ẩm và làm mềm da của nó. Nhiều sản phẩm chăm sóc da thêm dầu khoáng vào để làm tăng khả năng dưỡng ẩm.
Nếu bạn mắc chứng xerosis hoặc có làn da rất khô thì dầu khoáng có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng. Dầu khoáng tạo ra một lớp hàng rào trên bề mặt da giúp khóa chất dưỡng ẩm trong da và giảm nguy cơ nước thất thoát qua lớp biểu bì da. Đó là lý do bạn nên thoa dầu khoáng ngay sau khi tắm xong vì lúc này làn da còn đang ẩm.
Bàn chân là một trong những bộ phận khô nhất trên cơ thể. Khi chân khô và nứt nẻ, bạn hãy hòa dầu khoáng với một ít nước rồi thoa lên chân trước khi đi ngủ. Nhớ mang tất để khóa dưỡng chất trong da, đồng thời ngăn ngừa dầu dây ra chăn nệm.
2. Dầu khoáng trị táo bónDầu khoáng là gì? Dầu khoáng là một chất bôi trơn và nhuận trường. Uống dầu khoáng hoặc dùng nó như một loại thuốc xổ có thể kích thích nhu động ruột, giúp trị táo bón cấp tính.
Dầu khoáng cũng có tác dụng như một chất bôi trơn giúp phân mềm hơn và dễ dàng đi xuống đại tràng nếu như phân đang kẹt ở ruột dưới. Phân mềm sẽ giúp giảm đau do ruột bị xước, đồng thời giảm nguy cơ bị trĩ.
Có thể mất tới 8 giờ để kích thích nhu động ruột. Do đó khi uống dầu khoáng thì bạn hãy chuẩn bị tinh thần để mình có thể chạy vào nhà vệ sinh ngay lúc cần.
3. Dầu khoáng có tác dụng gì? Trị chàm (eczema)Nếu chàm khiến da bị kích ứng và ngứa ngáy, bạn có thể thoa dầu khoáng lên da để giúp dưỡng ẩm. Dầu khoáng là một trong những sản phẩm thoa ngoài tốt nhất để trị chàm. Các loại thuốc mỡ (chẳng hạn như dầu khoáng) có hàm lượng dầu rất cao nên sẽ không làm bỏng những làn da nhạy cảm.
Dầu khoáng phát huy hiệu quả tốt nhất khi bạn thoa lên da ngay sau khi tắm. Nó có thể thay thế cho các loại kem chứa cortisone, đặc biệt khi bạn thoa lên làn da mỏng manh của bé.
4. Dầu khoáng giúp dễ lấy ráy taiNếu ráy tai đóng dày trong lỗ tai của bạn, vậy hãy dùng dầu khoáng để lấy ra. Dầu khoáng giúp ráy tai tan ra và dưỡng ẩm ống tai, khiến ráy tai dễ dàng bị đánh bật. Bạn có thể nhỏ vài giọt dầu khoáng vào lỗ tai rồi chờ một chút và ngoáy tai.
5. Trị viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em (cradle cap) và gàu ở người lớnTrẻ dưới 1 tuổi thường hay bị viêm da tiết bã nhờn trên da đầu, bạn chỉ cần thoa một lượng dầu mỏng lên đầu để trị hết tình trạng da đóng vẩy.
Sau khi thoa, bạn hãy để trong vai giờ, sau đó nhẹ nhàng massage da đầu bằng một chiếc lược mềm đã chải hết lớp sừng rơi ra. Mỗi ngày bạn nên gội đầu cho bé để tránh tình trạng dầu tích tụ khiến da đầu càng tệ hơn.
Cách thức áp dụng cũng tương tự với những người lớn bị gàu.
Các tác hại của dầu khoáng
1. Đối với thoa ngoàiDầu khoáng không chứa các tác nhân gây bít tắc lỗ chân lông. Nó đã được sử dụng trong mỹ phẩm từ những năm 1800, và lịch sử đã chứng minh dầu khoáng an toàn đối với da.
Khi thoa ngoài, dầu khoáng chỉ nằm trên bề mặt da và chỉ một lượng rất nhỏ thấm xuống lớp biểu bì. Do đó dầu này sẽ không gây tổn hại lâu dài cho làn da hay sức khỏe nói chung.
Tuy nhiên, dầu khoáng có thể khiến tia cực tím dễ thâm nhập vào làn da, gây ung thư da. Do đó bạn nên mặc quần áo kín, đội mũ khi đi ra đường và thoa thêm kem chống nắng.
2. Tác hại của dầu khoáng đối với đường uốngKhông nên uống dầu khoáng liên tục quá 1 tuần trừ khi có đơn kê toa của bác sĩ. Uống thuốc nhuận trường quá lâu có thể khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc thì mới đi đại tiện được. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới ruột, gây suy dinh dưỡng. Sử dụng lâu dài có thể làm mất cân bằng hàm lượng nước và muối trong cơ thể.
• Phụ nữ mang thai không nên uống dầu khoáng, vì có thể ảnh hưởng tới quá trình hấp thu một số loại vitamin ở sản phụ, khiến thai nhi bị xuất huyết.
• Bạn cũng không nên uống dầu khoáng đồng thời với các loại thuốc nhuận trường khác.
• Uống dầu khoáng trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
• Những người mắc bệnh khó nuốt thì không nên uống dầu khoáng vì bạn có thể vô tình nuốt dầu khoáng vào phổi, gây viêm khổi.
3. Đối với đường hítHít dầu khoáng đặc biệt nguy hiểm và có thể gây viêm phổi. Bệnh nhân lão khoa không nên uống dầu khoáng vì có thể hít phải dầu, gây ra một số biến chứng.
4. Đối với đường bơmĐôi khi dầu khoáng được bơm thẳng vào hậu môn nhằm mục đích làm mềm phân, trị táo bón. Nếu áp dụng thường xuyên có thể gây ngứa vùng da quanh hậu môn, nổi mề đay, tiêu chảy nặng, khó thở, thậm chí khiến mặt, môi hoặc lưỡi bị sưng.
Các tác dụng phụ khác của dầu khoáng bao gồm:
• Phân có nhiều dầu, và bạn có thể nhìn thấy dầu trong nước bồn cầu
• Phần da xung quanh hậu môn bị kích ứng
• Phân lỏng
• Đau, khó chịu bụng
• Buồn nôn
Đối với trẻ nhỏ:
Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 6 tuổi không nên uống dầu khoáng vì chúng có khả năng hít phải dầu khoáng, gây viêm phổi.
Dầu khoáng là gì? So sánh dầu khoáng và dầu thực vật
Dầu khoáng và dầu thực vật có đặc tính và cách sử dụng khác nhau:
1. Nguồn gốcDầu thực vật có nguồn gốc từ cây trồng, trong khi dầu khoáng là một dẫn xuất từ dầu mỏ.
2. Dưỡng chất của dầu thực vật và dầu khoáng là gì?Dầu khoáng không có giá trị về mặt dinh dưỡng, nhưng nó có thể dùng như một thực phẩm phụ gia để chống bám dính trên bề mặt các dụng cụ nấu nướng, dụng cụ làm bánh.
Tuy nhiên, dầu khoáng có thể chặn khả năng hấp thụ một số loại dưỡng chất của cơ thể, do đó dẫn tới thiếu hụt vitamin nếu dùng quá 1 tuần.
Dầu khoáng thực vật là gì? Dầu thực vật nổi tiếng là dồi dào dưỡng chất, do đó thường được sử dụng trong nấu ăn, chẳng hạn dầu ô liu, dầu hạt lanh, dầu hoa cải, dầu đậu nành, dầu dừa, dầu ngô… Dầu hạt lanh cũng có công dụng nhuận tràng nhẹ.
3. Thoa ngoài daCả dầu khoáng và một số loại dầu thực vật (dầu ô liu, dầu dừa…) đều an toàn khi sử dụng cho da, đặc biệt có khả năng dưỡng ẩm tốt.
4. Tính chấtDầu khoáng không chứa các axit béo, do đó nó không phải là chất béo đúng nghĩa.
Dầu thực vật chứa các axit béo, do đó có thể gọi dầu thực vật là chất béo.
5. Tuổi thọDầu thực vật có thể hư hỏng theo thời gian, nhưng ít gây ô nhiễm môi trường. Dầu khoáng tồn tại rất lâu mà không bị hư hỏng. Tuy nhiên việc tràn dầu có thể gây ô nhiễm môi trường.
6. Nguồn lựcDầu thực vật có thể được chiết xuất dễ dàng từ thực vật, nhưng dầu khoáng đang cạn kiệt nhanh chóng và cần hàng triệu năm để hồi phục.
Hy vọng những thông tin trên đây giúp bạn hiểu hơn về dầu khoáng là gì và biết cách sử dụng dầu khoáng an toàn cho sức khỏe.
Những hiểu lầm về mineral oil
Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất khiến nhiều chị em khi lựa chọn các sản phẩm làm đẹp thường tránh chọn các sản phẩm có chứa dầu khoáng đó là nghĩ các thành phần này có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chứng minh dầu khoáng không thật sự gây nguy hiểm tới làn da như vậy.
Trên thực tế, dầu khoáng mỹ phẩm đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm xác nhận thuộc tính an toàn để sử dụng. Bản thân dầu khoáng không có khả năng gây mụn hay làm bí lỗ chân lông. Tuy nhiên chính công dụng khóa ẩm quá hữu hiệu của thành phần này lại vô tình “niêm phong” một số thành phần khác ở lớp trên cùng biểu bì, khiến lỗ chân lông bị tắc. Lời khuyên là không nên kết hợp dầu khoáng với các thành phần gây bí lỗ chân lông như: Laureth 4, Sodium lauryl sulfate, Carrageenan. Ngược lại bạn có thể kết hợp dầu khoáng với các thành phần cũng có tính chất hút ẩm khác như glycerin và axit hyaluronic. Hai chất này giúp hút ẩm cho da trong khi dầu khoáng đóng vai trò niêm phong giữ độ ẩm cho da.
Thời điểm tốt nhất để bôi dầu khoáng lên da là vài phút sau khi tắm. Nếu bạn kết hợp thêm các thành phần dưỡng ẩm khác, hãy sử dụng dầu khoáng như bước cuối cùng, vì thao tác này giúp các dưỡng chất được khóa lại trên da.
Đối tượng sử dụng dầu khoáng phù hợp
Dù sao đi nữa, dầu khoáng đã và sẽ luôn là một thành phần làm đẹp được nhiều hãng mỹ phẩm ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Dầu khoáng nếu được dùng ở dạng tinh khiết và nồng độ phù hợp sẽ là thành phẩm dưỡng ẩm cực tốt cho da, nhưng mặt khác nó lại không mấy phù hợp với những người có làn da dầu, mụn, bởi cảm giác nhờn dính khó chịu.
Nhìn chung, dầu khoáng nên được sử dụng cho những đối tượng:
- Có làn da khô: nhờ công dụng khóa ẩm tuyệt vời nên thoa dầu khoáng trực tiếp lên da khô sẽ tạo cảm giác thoải mái. Tuy nhiên dầu khoáng chỉ có tác dụng khóa ẩm chứ không tự tạo ra độ ẩm nên hiệu quả dưỡng ẩm sẽ không kéo dài. Do vậy, bạn vẫn cần dùng thêm chất hút ẩm như hyaluronic acid, glycerin...trước bước khóa ẩm.
- Có làn da nhạy cảm: do tính năng không gây kích ứng cho da của dầu khoáng.
Trong trường hợp trên da xuất hiện mụn trứng cá, mụn đầu đen hay đầu trắng, bạn nên ngưng sử dụng dầu khoáng. Tuy vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh khả năng gây mụn của mineral oil, các chuyên gia da liễu vẫn khuyên bạn nên chú ý những thay đổi của da để ngăn chặn tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt, dầu khoáng không phù hợp với người có làn da dầu.
Trước khi quyết định sử dụng các sản phẩm làm đẹp chứa mineral oil, bạn nên hiểu rõ phân loại da và tình trạng da của mình cũng như nghiên cứu kỹ thành phần và đọc thông tin đánh giá về sản phẩm đó. Sau khi sử dụng sản phẩm nên chú ý đến phản ứng của da, nếu da có biểu hiện bị kích ứng thì nên ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
Khi đã hiểu rõ về công dụng của dầu khoáng với làn da, bạn có thể cân nhắc sử dụng sao cho đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong việc chăm sóc da.