1. Bernard Arnault (186,3 tỷ USD)
Ông chủ tập đoàn LVMH là người giàu nhất làng thời trang.
Ông trùm kinh doanh người Pháp Bernard Arnault đang là cái tên “thống trị” làng mốt thế giới với khối tài sản cao nhất trong danh sách với 186,3 tỷ USD. Đại gia 72 tuổi hiện là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của LVMH, tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới. LVMH là công ty mẹ của nhiều thương hiệu đắt đỏ như: Louis Vuitton, Christian Dior, Hublot, Bulgari, Fendi, Givenchy, Celine…
2. Amancio Ortega (85,1 tỷ USD)
Tỉ phú người Tây Ban Nha sở hữu hàng loạt thương hiệu quen thuộc với giới trẻ Việt Nam cũng như thế giới.
Là người giàu thứ 2 trong ngành thời trang. Khối tài sản 85,1 tỷ USD của ông đến từ tập đoàn bán lẻ thời trang hàng đầu Tây Ban Nha - Inditex. Ông thành lập công ty cùng vợ cũ - Rosalia Mera - vào năm 1975 và hiện là hãng bán lẻ gồm các nhãn hàng như Zara, Pull&Bear, Bershka, Massimo Dutti, Stradivarius... Amancio sở hữu 60% cổ phần công ty.
Francoise Bettencourt Meyers là cháu gái của nhà sáng lập L'Oréal.
Là người phụ nữ duy nhất trong danh sách này. Francoise Bettencourt Meyers và gia đình sở hữu 33% cổ phiếu L'Oreal. Francoise Bettencourt Meyers tham gia Hội đồng quản trị của L'Oréal từ năm 1997 nhưng đến năm 2018, Bettencourt Meyers mới gia nhập danh sách tỷ phú của Forbes, sau khi mẹ Liliane Bettencourt qua đời và để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho bà. Về kinh doanh, nữ thừa kế tỷ phú tỏ ra ít quan tâm đến các vấn đề của L'Oreal mặc dù bà đã là thành viên của hội đồng quản trị trong hơn 2 thập kỷ.
4. Phil Knight (53 tỷ USD)
Nhắc đến những ông lớn của làng mốt quốc tế, sẽ thật thiếu sót nếu không kể tên nhà sáng lập của thương hiệu giày lừng danh Nike.
Là người sáng lập hãng giày thể thao Nike. Từng là vận động viên điền kinh, năm 1964, ông thành lập công ty cùng huấn luyện viên thời đại học Bill Bowerman. Phil rời chức chủ tịch vào năm 2016 sau 52 năm giữ cương vị này. Vào tháng 2/2021, Knight được tạp chí Forbes xếp hạng 24 trong số những người giàu nhất trên thế giới, với khối tài sản trị giá 53 tỷ USD.
5. Francois Pinault (42,9 tỷ USD)
Ông trùm sở hữu Gucci là một trong những tỷ phú giàu nhất nước Pháp.
Tỷ phú người Pháp là nhà sáng lập kiêm chủ sở hữu của tập đoàn xa xỉ Kering, ông lớn đứng sau các hãng thời trang biểu tượng như Gucci hay Alexander McQueen. Pinault đã thay đổi hướng kinh doanh biến đế chế thời trang của mình trở thành một trong những mặt hàng xa xỉ sau khi ông mua cổ phần kiểm soát của Gucci Group. Doanh nhân khét tiếng kiêm nhà sưu tập nghệ thuật này còn nắm trong tay nhiều tài sản giá trị. Ông là người giàu thứ ba tại Pháp sau Bernard Arnault và Francoise Bettencourt Meyers.
6. Tadashi Yanai (40,2 tỷ USD)
Tadashi Yanai là tỉ phú châu Á duy nhất có mặt trong Top 10.
Đại gia người Nhật Tadashi Yanai là nhà sáng lập đế chế thời trang Fast Retailing, tập đoàn bán lẻ quần áo lớn nhất châu Á và là công ty mẹ của Uniqlo. Theo Bloomberg, ông lớn làng mốt xứ phù tang bắt đầu sự nghiệp từ một tiệm may ven đường của cha mình ở vùng ngoại ô hẻo lánh. Yanai sau đó đã đổi tên công ty thành Fast Retailing vào đầu những năm 1990 để phản ánh chiến lược kinh doanh thời trang nhanh của mình. Nhà sáng lập tài năng ra mắt hàng Uniqlo đầu tiên vào năm 1984 và đã mở rộng thương hiệu lên hơn 2.000 cửa hàng tại ít nhất 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Fast Retailing hiện có cửa hàng trải khắp thế giới.
7. Alain và Gerard Wertheimer (35,1 tỷ USD)
Anh em nhà Wertheimer là đại gia kín tiếng của làng mốt
Alain Wertheimer đồng sở hữu hãng thời trang Pháp Chanel cùng với em trai Gerard Wertheimer. Alain hiện là chủ tịch của hãng mốt xa xỉ bậc nhất thế giới trong khi Gerard quản lý bộ phận đồng hồ của công ty ở Thụy Sĩ. Anh em nhà Wertheimer thừa kế đế chế thời trang khét tiếng từ ông nội của họ - Pierre Wertheimer, người đã thành lập thương hiệu cùng Gabrielle "Coco" Chanel vào năm 1913. Alain và Gerard Wertheimer mỗi người sở hữu 32,3 tỉ USD, đưa họ trở thành một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng nhất đến làng thời trang toàn cầu.
The New York Times gọi anh em đại gia này là “tỉ phú trầm lặng nhất làng mốt”. Gerard Wertheimer nói với trang báo: “Nhắc đến Chanel phải nói đến Coco Chanel, Karl Lagerfeld, đó là những người làm việc và sáng tạo tại Chanel chứ không phải nhà Wertheimer”.
8. Leonardo Del Vecchio (27,8 tỷ USD)
Leonardo Del Vecchio là "bá chủ" trong lĩnh vực sản xuất và phân phối mắt kính
Là người sáng lập tập đoàn kính mắt xa xỉ Luxottica vào năm 1961 khi mới 25 tuổi. Kể từ đó, Luxoticca tiếp tục mua lại Sunglass Hut, Ray-Ban và Oakley. Thương hiệu của ông chuyên sản xuất và bán lẻ kính lớn nhất thế giới, với 77.734 nhân viên và hơn 8.000 cửa hàng. Ngoài ra, họ cũng sản xuất kính râm và gọng kính cho các thương hiệu xa xỉ như: Chanel, Prada, Armani, Burberry, Versace, D&G… Năm 2018, Luxottica hợp nhất với Essilor của Pháp và trở thành nhà sản xuất kiêm bán lẻ kính râm và kính thuốc lớn nhất thế giới.
9. Leonard Lauder (25,8 tỷ USD)
Leonard Alan Lauder tỷ phú người Mỹ, nhà từ thiện, nhà sưu tầm nghệ thuật.
Là tỷ phú, nhà từ thiện, nhà sưu tập nghệ thuật người Mỹ. Ông và anh trai của mình - Ronald Lauder - là những người thừa kế duy nhất tài sản mỹ phẩm của Estée Lauder Enterprises, được thành lập bởi cha mẹ của họ vào năm 1946. Nhờ Estée Lauder, ông bắt đầu mua lại các thương hiệu như MAC, Bobbi Brown và Aveda vào giữa những năm 1990.
10. Stefan Persson (24,8 tỷ USD)
Dù đã lui về hậu trường để con trai tiếp quản đế chế thời trang khổng lồ, Stefan Persson vẫn là nhân vật quyền lực bậc nhất làng mốt với khối tài sản kếch xù.
Ông trùm kinh doanh người Thụy Điển sở hữu khối tài sản kếch xù kể trên nhờ có tới 35% cổ phần của công ty thời trang H&M, đây là một trong những hãng bán lẻ quần áo và phụ kiện đắt khách nhất thế giới. Stefan Persson từ chức chủ tịch công ty vào tháng 5.2020 và con trai của ông là Karl-Johan tiếp quản vai trò này. Ngoài thương hiệu cùng tên, tập đoàn H&M còn sở hữu các thương hiệu đắt giá khác như Weekday, COS và Monki. Theo báo cáo thường niên của tập đoàn, các thương hiệu này đã mang về cho doanh nghiệp hơn 22 tỉ USD doanh thu ròng trong 2018. “Gã khổng lồ” của ngành thời trang nhanh (Fast-fashion) Thụy Điển có khoảng 4.900 cửa hàng tại 73 thị trường khắp thế giới.
Nguồn nhipsongthoidai.nss.vn
Copy
Link bài gốc
Copy link
https://nhipsongthoidai.nss.vn/top-10-ty-phu-giau-nhat-nganh-thoi-trang-1675.htm