Với những khách nước ngoài lần đầu đến Nhật Bản, văn hoá húp mì xì xụp không khỏi làm họ cảm thấy khá sốc, thậm chí là khó chịu. Người Nhật khi ăn mì thường phát ra âm thanh “soạt” và có một loại mì “nhất định” khi ăn phải phát ra âm thanh đó là mì soba. Soba loại mì có màu nâu sẫm, được làm bằng kiều mạch và bột mì. Sợi mì soba rất dài và dai. Có 2 loại soba là soba lạnh và soba nóng.
có một loại mì “nhất định” khi ăn phải phát ra âm thanh đó là mì soba.Khởi nguồn của mì Soba
Kiều mạch hay còn gọi là Soba (蕎麦) trong tiếng Nhật là loại cây lương thực được trồng và tiêu thụ ở nhiều vùng khác nhau tại Nhật trong nhiều thế kỷ. Chúng có giá trị dinh dưỡng cao và thời gian thu hoạch ngắn hơn so với lúa gạo, chỉ từ 2,5 đến 3 tháng. Trong thời kỳ đầu, Soba thường được người Nhật chế biến thành cháo. Sau đó, người ta mới bắt đầu nghiền kiều mạch thành bột và làm bánh bao. Theo thời gian, từ món bánh bao, mì Soba mới ra đời.
Mì Soba lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật vào đầu thời kỳ EdoMì Soba lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật vào đầu thời kỳ Edo (1603-1868). Cuối thế kỷ 17, rất nhiều cửa hàng Soba mọc lên khắp nơi tại Edo (Tokyo ngày nay). Ban đầu, Udon chiếm ưu thế hơn mì Soba, nhưng sau đó, Soba đã đánh bại “người anh em họ” làm từ lúa mì này và dần trở thành một món ngon độc đáo trong ẩm thực Edo. Thời bấy giờ, Edo có khoảng một triệu dân, là một trong những trung tâm đô thị lớn nhất thế giới. Trong nhịp sống nhộn nhịp và cạnh tranh như vậy, những bữa ăn nhanh chóng và đầy đủ chất dinh dưỡng dần chiếm ưu thế, do vậy mà mì Soba phát triển mạnh mẽ tại Edo, trong khi Udon tiếp tục thống trị vùng Kansai.
Sự phổ biến của mì Soba là nhờ vào giá trị dinh dưỡng của kiều mạch. So với bột mì, kiều mạch chứa nhiều protein và các vitamin B quan trọng khác. Dù thời bấy giờ, người Nhật không được tiếp cận những kiến thức về dinh dưỡng trên, nhưng thông qua kinh nghiệm, họ chọn được loại thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, và mì Soba trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng cao rất được yêu thích. Đến năm 1800, tại Edo có khoảng 700 cửa hàng Soba khiến nó trở thành mô hình kinh doanh lớn thứ hai chỉ sau các quán nhậu Izakaya.
Húp xì xụp là cách tốt nhất để thưởng thức mì Soba
Nhiều người nghĩ rằng cách tốt nhất để thưởng thức kết cấu độc đáo của mì soba làm bằng tay là ăn nó lạnh, khi mà việc để chúng nhúng trong nước dùng nóng sẽ làm thay đổi độ đặc của chúng. Sau khi ăn mì xong, nhiều người thích uống loại nước đã dùng để luộc mì (蕎麦湯 sobayu), trộn với phần tsuyu còn lại. Tuy nhiên, nếu húp mạnh và tạo ra tiếng xì xụp, thực khách có thể cảm nhận hương vị bùng nổ trong miệng qua đường mũi sau. Đây cách thưởng thức mì Soba “chuẩn vị” nhất theo quan niệm của người Nhật.
Mì soba lạnh thường được đặt trên một vỉ tre hình vuông, sợi được cuộn lại thành từng khoanh đủ ăn cho một lần. Khi thưởng thức, mỗi người được chia một chén nhỏ. Trong chén đựng nướt sốt. Khi ăn, thực khách chỉ việc nhúng mì vào chén nước sốt và hút “sột” để cuộn mì vào miệng hết một lần.Vì sao cách húp xì xụp trở nên phổ biến?
Có thể đối với nhiều quốc gia trên thế giới, việc phát ra âm thanh khi ăn là điều khiếm nhã. Nhưng vì sao, người Nhật nổi tiếng là tao nhã lại có kiểu ăn mì “xì xụp”, “sột soạt” kiểu này? Người ta cho rằng, ăn mì như thế mới là đúng cách. Khi ăn mì soba mà không tạo ra âm thanh, không hút hết mì vào miệng một lần thì mới là… khiếm nhã. Hơn nữa, cách ăn này khiến thực khách cảm nhận hết hương vị thơm ngon đặc trưng của mì soba. Theo cách ăn của người Nhật thì khi ăn mì các loại phải hút mới thấy được cái ngon và sành điệu của cách ăn mì!
Việc húp mì xì xụp được tạo ra để thưởng thức hương vị của mì Soba tốt hơn.Một lý do khác là: ngày xưa mì và các loại thức ăn có sợi thường là cao cấp và chỉ được thưởng thức khi có những dịp lễ lộc, đặc biệt với khí hậu khắc nghiệt như Nhật thì cơ hội được ăn các loại mì của người dân lại càng hiếm, vì thế khi ăn các loại có sợi người ta thưởng thức đến mức cao nhất có thể, cho các giác quan đều cảm nhận được. Mắt thì được xem, miệng được ăn, mũi được ngửi nhưng tai phải cho nghe thì các giác quan mới cộng hưởng hết. Vì lý do này khi ăn mì người ta phải húp cho thành tiếng để cho tai nghe. Một thuyết khác đó là “cắn mì” tiếng Nhật đọc là 断面 “danmen” gần âm với 断命 “danmei” đoản mệnh nên người Nhật ít khi “cắn mì” mà thường hút hết vào miệng.