Thời trang trong phim như một tài liệu sống động về phong cách ở mỗi thời đại. Dù có xem hết các bộ phim Âu – Mỹ này hay chưa, có lẽ bạn đã từng thấy qua các phiên bản cover của bộ suit caro vàng trong Clueless mà ngày nay là biểu tượng của trào lưu Highteen; hay có thể bạn đã từng khao khát được bước đi trên phố sành điệu như Andrea Sachs trong The Devil Wears Prada… Trang phục trong phim không chỉ thể hiện tính cách, cảm xúc của nhân vật mà còn truyền tải nhiều câu chuyện và thông điệp đến người xem.

Clueless (1995)

Phim Âu Mỹ
Clueless (1995)

Cô nàng Cher có thể “clueless” – không biết gì về tình yêu, nhưng lại hiểu rất rõ tủ đồ và phong cách của bản thân. Đã hơn 25 năm từ khi phim lần đầu công chiếu nhưng bộ váy vàng kẻ sọc của Cher vẫn được nhiều tín đồ thời trang yêu thích, đặc biệt khi xu hướng retro vẫn đang chiếm lĩnh thế giới thời trang.

Phim Âu Mỹ
Cô nàng Cher
Phim Âu Mỹ
Xu hướng retro vẫn đang chiếm lĩnh thế giới thời trang.

Marie Antoinette (2006)

Phim Âu Mỹ
Marie Antoinette (2006)

Bộ phim đạt giải Oscar danh giá năm 2007 cho Thiết kế Phục trang xuất sắc nhất. Kirsten Dunst khoác lên mình thiết kế đầm phồng họa tiết hoa trải dài trên bảng màu pastel trang nhã. Các chi tiết đính đá, đắp ren cầu kỳ càng làm trang phục của Marie Antoinette sang trọng, xứng tầm với cương vị nữ hoàng nước Pháp.

Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ

The Devil weas prada (2006)

Người xem có cơ hội dõi theo hành trình dấn thân vào thế giới thời trang của nàng phóng viên Andy Sachs. Gần 16 năm sau khi phim ra mắt, nhiều “mọt phim” Âu Mỹ vẫn choáng ngợp trước màn “biến hóa” lộng lẫy của cô để gây ấn tượng với vị chủ biên khó tính Miranda Priestly. Ba nhân vật Miranda, Emily và Andy không bao giờ khiến người xem thất vọng khi luôn xuất hiện trong trang phục tươm tất và thời thượng.

Phim Âu Mỹ
The Devil weas prada (2006)
Phim Âu Mỹ
Miranda Priestly thể hiện quyền lực của một vị chủ biên khó tính trong chiếc áo gilê kết hợp cùng áo sơmi trắng.
(Ảnh: Fox Pictures)
Phim Âu Mỹ
Ngay cả khi đã rời Runway, những bài học về thời trang vẫn được Andy áp dụng trong đời sống thường ngày.
(Ảnh: Fox Pictures)

Ngoài phân cảnh “áo len xanh” huyền thoại, dáng vẻ cô nàng Andy Sachs sải bước trên đường phố New York đã trở thành một phân cảnh đáng nhớ của bộ phim. Trang phục của Andy thay đổi theo từng góc quay như thể đang tái hiện quá trình cô trưởng thành tại tạp chí Runway.

Pretty Little Liars (2010-2017)

Lạc trong những bí ẩn và hiểm nguy tại thị trấn Rosewood, các “thiên thần nói dối” luôn áp dụng câu nói: “Hãy diện đồ như thể bạn chuẩn bị gặp kẻ thù lớn nhất của mình”. 5 cô gái với 5 phong cách khác nhau từ preppy đến năng động luôn khiến người xem ghen tị với tủ đồ hoàn hảo cho mọi sự kiện.

Phim Âu Mỹ
Pretty Little Liars (2010-2017)
Phim Âu Mỹ
Phong cách thời trang từ preppy đến năng động
Phim Âu Mỹ
4 cô gái hóa thân thành những nàng công chúa cho buổi dạ hội Prom. (Ảnh: abc Family)
Phim Âu Mỹ
Đến cả trang phục dự đám tang của 4 cô gái cũng được chăm chút và tươm tất khác thường. (Ảnh: Freeform)

La La Land (2016)

Phim Âu Mỹ
La La Land

La La Land thành công trong việc tái hiện được vẻ đẹp của Hollywood, Los Angeles vừa lộng lẫy vừa gần gũi với khán giả. Hẳn có nhiều cô gái khi thấy Mia xuất hiện trên màn ảnh đã thốt lên: “Ôi tôi cũng có một chiếc đầm tương tự ở nhà!” Kiểu dáng đơn giản và màu sắc rực rỡ, trang phục là một nhân tố không hề nhỏ giúp tạo nên tiếng vang của bộ phim. La La Land có 2 đề cử cho Thiết kế phục trang xuất sắc nhất tại lễ Oscar và BAFTA 2017.

Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ
Ngoài những bộ đầm màu sắc, Mia trông cũng phong cách và nữ tính không kém khi kết hợ áo vest kẻ sọc với áo sơmi lụa mềm mại. (Ảnh: IMDb)

Phantom Thread (2017)

Phim Âu Mỹ
(Ảnh: The Washington Post)
Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ

Bộ phim kể về một nhà thiết kế mang tên Reynolds Woodcock ở London vào những năm 1950. Trong khi thế giới chạy theo những xu hướng nhất thời, ông lại luôn tìm kiếm vẻ đẹp vĩnh cửu. Mỗi bộ váy trong phim đều sở hữu nét thanh lịch vượt thời gian. Bên cạnh đó, trang phục còn “đóng vai” người dẫn chuyện, kể nên chuyện tình giữa Reynolds và nàng Alma Elson. Năm 2018, phim nhận 4 giải thưởng cho Thiết kế phục trang danh giá nhất bao gồm: Oscar, BAFTA, Lựa chọn của giới phê bình và giải Satellite.

Dynasty (2017)

Phim Âu Mỹ
Dynasty

Đối với các nhân vật trong Dynasty, trang phục là thước đo địa vị xã hội. Khi bạn đang cố gắng thống trị một doanh nghiệp tỷ đô, quần áo bạn diện khi bước xuống lầu để ăn sáng cũng phải tươm tất và bóng bẩy hơn bình thường. Lấy cảm hứng từ bộ phim truyền hình Âu – Mỹ cùng tên vào những năm 80s, tủ đồ của Dynasty gây choáng ngợp trước nhiều bộ suit độn vai, chất liệu lụa sang trọng và trang phục ánh kim.

Phim Âu Mỹ
Cầu vai được “phóng đại” là một motif trang phục thường thấy trong phim. (Ảnh: IMDb)
Phim Âu Mỹ
Dynasty gây choáng ngợp trước nhiều bộ suit độn vai, chất liệu lụa sang trọng và trang phục ánh kim.

Ocean’s 8 (2018)

Phim Âu Mỹ
Ocean’s 8 (2018)

Tập hợp thành “băng cướp thế kỷ” là 8 quý cô sở hữu phong cách thời trang đẳng cấp hàng đầu. Bộ phim xoay quanh phi vụ đánh trộm chiếc vòng cổ Toussaint tại “đại tiệc thời trang” Met Gala. Các tín đồ thời trang đảm bảo sẽ được mãn nhãn với màn trình diễn của hơn 300 món đồ lộng lẫy như bước ra từ sàn diễn.

Phim Âu Mỹ
Phong cách thời trang đẳng cấp
Phim Âu Mỹ
“Nạn nhân” của băng cướp – diễn viên Daphne Kluger do Anne Hathaway thủ vai. (Ảnh: IMDb)

Once upon a time in hollywood (2019)

Phim Âu Mỹ
Phim Âu Mỹ

Lấy bối cảnh Los Angeles năm 1969, bộ phim lột tả hai phong cách thời trang nối bật trong thời kỳ này qua 2 nhân vật: diễn viên điện ảnh Âu – Mỹ Sharon Tate và nàng hippie “Pussycat”. Với 14 đề cử cho Thiết kế phục trang xuất sắc nhất, trang phục của bộ phim là một yếu tố quan trọng khiến người xem hoài niệm về Hollywood trong những năm 60s.

Phim Âu Mỹ
Bộ phim lấy bối cảnh Los Angeles năm 1969
Phim Âu Mỹ
Người xem hoài niệm về Hollywood trong những năm 60s
Những tựa phim đầy cảm hứng để "boost" tinh thần nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3