Bộ suit tweed của Chanel, một “vật gia truyền” lâu đời của thời trang, đồng nghĩa với sự sang trọng, nữ tính và đẳng cấp của người Paris. Từ bộ suit hồng biểu tượng của Đệ nhất phu nhân Jackie Kennedy đến tạo hình của Margot Robbie trong “Barbie”, bộ suit hai mảnh bằng vải tweed đã thống trị văn hóa đại chúng từ giữa thể kỷ trở đi. Trong suốt thời gian đó, Chanel đã cách mạng hóa thời trang nữ, mở đầu cho một trong những cuộc trò chuyện xoay quanh thời trang, giới tính và giai cấp.

Thật vậy, cùng quay trở lại năm 1996, tất cả chúng ta đều nhớ bộ suit Chanel của Marge khi loạt phim hoạt hình The Simpsons ra mắt tập “Scenes from the Class Struggle in Springfield” (tạm dịch: Những cảnh trong cuộc đấu tranh giai cấp ở Springfield). Sau khi mua được bộ suit hai mảnh màu hồng baby với cúc vàng, viền đen, Marge thấy mình đang dần leo lên bậc thang để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội ở một “điểm ngoặt” đổi đời. Lúc đầu, cô ấy gây ấn tượng mạnh, nhưng sau khi mặc đi mặc lại trang phục đó quá nhiều lần, Marge lộ ra là một kẻ giả mạo thuộc tầng lớp trung lưu. Người ta nói rằng thiết kế của Coco Chanel được ra mắt lần đầu tiên vào năm 1925, chính là bộ đồ được sử dụng để kể câu chuyện này. Nếu không có lịch sử phong phú như vậy, cả về mặt đánh dấu sự giải phóng và địa vị của phụ nữ, nó sẽ không trở thành biểu tượng như ngày nay.

viral_vestido_de_marge_homenaje_de_una_historia_trxgica_1_1.webp
Ảnh: The Simpsons
could-it-be-a-real-chanel-gasp-it-is-v0-gwivlz603rva1.webp
Ảnh: The Simpsons

9843af142da547193401ca6348dfa11e48-4-marge-simpson-chanel-itatal.webp

Bộ suit tweed của Chanel luôn là trang phục được lựa chọn bởi các quý cô cho những bữa “brunch” hay trà chiều, những cô gái theo phong cách tân thời giàu có hay các cô gái theo học trường nghệ thuật đắt đỏ theo truyền thống gia đình. Ở một khía cạnh nào đó, nó vừa dân chủ, vừa tinh hoa. Từ một góc nhìn khác, món đồ thời trang này đại diện cho sự kiêu kỳ của các quý cô thuộc tầng lớp thượng lưu. Đồng thời, nó là sự cải cách đối với thời trang cao cấp trong thế giới cũ khi bỏ đi những chiếc mũ có dây buộc hay những chiếc áo phồng nặng nề để chuyển sang một trang phục dáng hình hộp thoải mái hơn.

gettyimages-480016491-1551281722.jpg

“New money” – Tiền mới

Coco Chanel là một người có xuất thân bình thường. Với tuổi thơ thiệt thòi, bà bước chân vào xã hội đầu thế kỷ 20, Coco Chanel nhận thức sâu sắc về các vấn đề giai cấp. Bà đã che giấu thân phận của mình để được chấp nhận vào thế giới thời trang và sử dụng hình ảnh đó để đại diện cho thương hiệu cá nhân. Nói cách khác, bà áp dụng chính phong cách sống mà nhà mốt truyền tải, bất chấp quan điểm phổ biến rằng các nhà thiết kế (lúc bấy giờ được xem là những người buôn bán) không được chào đón trong xã hội.

coco-chanel-lead-2000-6d77ad76c93f4995a9d82db033c0090e.jpg
Quý bà Coco Chanel trong bộ suit biểu tượng của mình.

54bc661f97627_-_hbz-dec-jan-2014-100-years-of-chanel-08-1960s-1-scaled-1.jpg

Tuy nhiên, những thiết kế suit của bà không ngay lập tức thu hút được tầng lớp thượng lưu. Khi được ra mắt lần đầu tiên, không chỉ không phù hợp với phong cách thời trang cao cấp giai đoạn cuối thế kỷ 19, mà chất liệu bà sử dụng cũng không hề sang trọng. Đúng vậy, vải tweed khi đó là mặt hàng xuất khẩu của các nhà máy Scotland. Chính bà cũng là người đã dạy người Scotland cách làm vải tweed nhẹ hơn.

Người phụ nữ thời đại mới chanel

Một trong những trở ngại tức thì mà bộ suit Chanel phải đối mặt nằm ở “tính nam” của nó. Với kết cấu rộng rãi, thiết kế hình hộp không cổ đơn giản mang đậm phong cách thời trang nam. Lúc bấy giờ, đàn ông hầu hết là công nhân và chỉ có họ mới cần những bộ đồ rộng thùng thình như vậy. Tuy nhiên, chính phong cách này thường được ưu ái bởi bạn trai lúc bấy giờ của bà, Công tước xứ Westminster. Ông yêu thích những bộ suit cardigan phong cách “La Garconne”. Ngoài ra, cũng như vải tweed, bộ suit của bà cũng được thiết kế bằng chất liệu jersey, vốn là loại vải dành riêng cho quần lót nam.

ed3542567d576ed79a40ae560d79d2f4.jpg

EpPs5SDXUAM95hs.jpg

Những phiên bản tiếp theo của thế hệ kế nhiệm chanel

Trong khi bộ suit Chanel thể hiện phong cách của trang phục tư sản giai đoạn nửa sau thế kỷ 20. Đây cũng là một biểu tượng cho sự nữ tính trong thời kỳ phân chia giai cấp. Coco Chanel không hề nao núng trước mối đe dọa của nạn sao chép, thay vào đó, trong những năm 50, bà đã chấp nhận cấp phép, cho phép các thiết kế của mình được sản xuất tại các cửa hàng bách hóa ở Hoa Kỳ, như Saks Fifth Avenue hoặc thậm chí các nhà bán lẻ tầm trung ở Anh như Marks & Spencer và Wallis.

Theo thời gian, bộ suit biểu tượng đã mở đầu cho phong trào đấu tranh và cải tiến. Tham gia vào “đấu trường” này, Karl Lagerfeld, người kế nhiệm Coco Chanel, đã dẫn dắt thương hiệu từ năm 1983 cho đến khi ông qua đời vào năm 2019. Bộ suit Chanel đã được cải tiến thành bộ đồ hai mảnh bằng da có viền đỏ trong BST Xuân-Hè 1987, tuxedo denim cho BST Thu-Đông 1991 và áo blazer không ve cho BST Thu-Đông 2008.

chanel0509_GettyImages-956738280.jpg.webp
BST Chanel Xuân-Hè 1987. (Ảnh: Chanel)
tumblr_6b1cde3958dc5e610c2867ee4bf5f2b1_9edf0a08_1280.jpg
BST Chanel Thu-Đông 1991. (Ảnh: Chanel)
01-16-resp1200v.jpg.webp.webp
BST Chanel Thu-Đông 2008. (Ảnh: Chanel)

Khác với Karl Lagerfeld, Franco Moschino tôn vinh những đường cắt truyền thống của bản gốc, trang trí nó bằng những chiếc thìa vàng thay cho những chiếc cúc vàng ban đầu. Từ đó, xuất hiện vô số phiên bản kỳ lạ và lập dị, từ vải tweed bouclé của BST Xuân-Hè 1991 cho đến các thiết kế với quả “pom pom”, chấm bi và ruy băng của BST Thu-Đông 1994.

042-chanel-fall-1994-ready-to-wear-Img010558-christy-turlington.jpg-scaled.webp
BST Chanel Thu-Đông 1994. (Ảnh: Chanel)

Đương nhiên, không thể không nhắc đến Jeremy Scott, người đã tìm ra rất nhiều cách khác nhau để tôn lên vẻ đẹp nữ tính không thể chạm tới. Màn ra mắt dưới cương vị là Giám đốc sáng tạo của Moschino trên sàn diễn BST Thu-Đông 2014 của anh ấy có lẽ là “cuộc tấn công” táo bạo nhất, tô màu bộ suit của Chanel bằng bảng màu của McDonald’s, hoặc đơn giản là cắt tỉa túi và đường diềm bằng họa tiết Golden Arches M-print. Còn cách nào tốt hơn để mang lại cho người phụ nữ tư sản nếm trải cuộc sống vô sản hơn là cho cô ấy diện bộ đồng phục phục vụ với nụ cười qua hàm răng nghiến chặt? Sau đó, Jeremy tiếp tục mang đến các bộ suit hơi hướng “barbiecore” cho BST Xuân-Hè 2015 và thậm chí cả các phiên bản quần áo bảo hộ lao động cho BST Xuân-Hè 2016.

model-walks-the-runway-during-moschino-show-as-part-of-news-photo-1679325587.jpg
BST Moschino Thu-Đông 2014. (Ảnh: Moschino)
SS-2016-Moschino-Fashion-Show.jpg
BST Moschino Xuân-Hè 2016. (Ảnh: Moschino)
CHANEL - LES 4 OMBRES TWEED: BST trang điểm lấy cảm hứng từ vải tweed