Các quán cà phê Việt Nam " gây sốt "trên đất Mỹ

Tại một cửa hàng nhỏ nằm ở Georgetown, một nhân viên đang pha cà phê sữa đá - một loại cà phê truyền thống của Việt Nam được làm từ cà phê và sữa đặc. Món thức uống này sẽ có màu caramel đậm và được phục vụ kèm với ít đá, uống vào có vị gần giống socola. Quán cà phê này có tên là Voi Cà Phê chuyên bán mang đi và chỉ có vài chỗ ngồi ngoài vỉa hè để khách có thể tận hưởng tại quán.

Quán cà phê ở Mỹ

Ly cà phê sữa đá tại Voi Cà Phê ở Georgetown. 

Tương tự, tại khu Chinatown cách đó vài km có một quán cà phê Việt tên Hello Em, khi đến đây thực khách sẽ được thưởng thức một tách cà phê trứng thơm ngon và béo ngậy kèm với món bánh mì kẹp phô mai trong không gian thoáng đãng, nơi mà thực khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cây cà phê và bao tải chứa rất nhiều hạt cà phê rang Việt Nam

Quán cà phê ở Mỹ
Quán cà phê ở Mỹ

Ngoài ra, nếu tiến về phía Tây Bắc cách đó hai dãy nhà, thực khách cũng có thể bắt gặp một quán cà phê nhỏ nhắn tên Phin mang đậm nét kiến trúc Việt Nam. Tại đây có món cà phê sữa chua mềm mịn được pha từ cà phê đậm đà kết hợp với sữa chua mà thực khách nhất định phải thử. 

Có thể nói 3 quán nêu trên chính là những điểm đến đi đầu trong làn sóng lan tỏa nền văn hóa cà phê Việt Nam, theo Seattle Times. Nhắc đến quán cà phê tiên phong cho phong trào này phải kể đến Coffeeholic House, đây là quán cà phê Việt đầu tiên xuất hiện tại thành phố Seattle cách đây 4 năm trước, hiện quán này đã có 3 chi nhánh ở thành phố Columbia, Greenwood và Bellevue. Sau khi Coffeeholic House xuất hiện thì đã có tổng cộng hơn 10 quán cà phê Việt Nam được khai trương trên khắp khu vực.

Quán cà phê ở Mỹ

Vợ chồng Khôi Phùng và Hiền Đặng sở hữu Voi Cà Phê ở Georgetown

Theo anh Phùng Khôi - đồng sở hữu Voi Cà Phê, những quán cà phê đầu tiên được xây dựng từ năm 1990 và 2000 đã tạo tiền đề cho sự phát triển của cà phê Việt Nam. Đồng thời, chị Phạm Yến Vy - chủ quán cà phê Hello Em cũng cho biết trước đó tại các quán cà phê “kiểu Việt Nam cổ điển”, người pha chế sẽ sử dụng cà phê Café Du Monde - loại cà phê có vị gần giống nhất với cà phê Việt, thông thường ở những quán này “chỉ có người Việt Nam mới đi”,chủ yếu là đàn ông". Tuy nhiên những nơi này đã lần lượt đóng cửa.

Quán cà phê ở Mỹ

Café Du Monde - loại cà phê có vị gần giống nhất với cà phê Việt

Với những người lần đầu tiếp xúc với các quán cà phê Việt Nam thì những điểm đến mới xuất hiện này không chỉ là nơi để thử nghiệm hương vị mới mà còn để thực khách hiểu thêm về lịch sử cà phê Việt Nam. Theo đó, vào thế kỷ XIX, người Pháp đã đưa cà phê cũng như cách trồng cà phê du nhập vào Việt Nam. Từ đó, văn hóa cà phê ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, nếu tính toàn thế giới thì Việt Nam chỉ đứng sau Brazil về sản xuất cà phê, trong đó 95% là loại cà phê Robusta.

Trong khi các quán cà phê Việt Nam tại Seattle có xu hướng sử dụng cả Robusta và Arabica, tùy vào loại đồ uống, thì tại Hello Em sẽ sử dụng độc quyền hạt cà phê nguyên chất, Voi Cà Phê thì bán cà phê được lựa chọn từ nhiều nhà rang cà phê ở Việt Nam khác nhau, quán cà phê tên Phin thì chọn nhập khẩu tất cả hạt cà phê Việt Nam.

Quán cà phê ở Mỹ

Hello Em sử dụng độc quyền hạt cà phê nguyên chất

"Chúng tôi muốn cho thế giới thấy cà phê Việt Nam tuyệt vời thế nào, để làm được điều đó, chúng tôi sẽ làm nổi bật văn hóa cà phê Việt Nam qua các món thức uống có trong thực đơn. Đồng thời giới thiệu cho thực khách biết về nguồn gốc hạt cà phê, cũng như quá trình những người nông dân và người rang xay ở Việt Nam tạo ra loại đồ uống này", chị Đặng Hiền - đồng sở hữu Voi Cà Phê nói. 

Không chỉ đơn thuần là quán cà phê, những nơi này còn tôn vinh nét đẹp văn hóa, gợi nhớ về mảnh đất quê hương của người Việt nơi đất khách quê người, ví như với chị Đặng Hiền, quán cà phê gợi ký ức xưa khi chị ngồi uống cà phê trên đùi bà ngoại.

Đối với tôi, cà phê không chỉ là sự kết nối giữa tôi với con người, mà còn là với mảnh đất và gia đình. Mục tiêu của tôi là tìm ra sự kết nối đó trong mọi việc chúng tôi làm tại Voi Cà Phê”, Phùng Khôi chia sẻ trên trang web.

Đồng thời, kết nối cũng là mục tiêu của quán Hello Em, Phạm Yến Vy cũng từng chia sẻ: "Văn hóa cà phê tại Việt Nam rất mạnh mẽ, bạn có tìm thấy khoảng 20 quán cà phê trong một khu nhà và cà phê Việt rất đặc biệt… Việc mang thức uống đó đến Seattle với tôi rất quan trọng và cũng thú vị vô cùng”.

Quán cà phê ở Mỹ

Coffeeholic House là quán cà phê Việt đầu tiên xuất hiện tại thành phố Seattle

Cà phê trứng - Thức uống “cưa đổ” CEO Apple Tim Cook và người nổi tiếng trên thế giới