Giá bán leo thang nửa triệu đồng
Thời điểm này một năm trước, món gỏi gà măng cụt đang là cái tên gây bão trên MXH, trở thành trào lưu được người người nhà nhà hưởng ứng. Mặc cho năm nay không còn là xu hướng, nhưng măng cụt xanh vẫn được bán với cái giá 400 - 500 nghìn đồng/kg trên nhiều nền tảng mạng xã hội.
Theo nhiều hội nhóm, măng cụt xanh đang được nhiều thương lái, nhà vườn rao bán với mức giá 70.000 - 90.000 đồng/kg. Với măng cụt xanh đã gọt vỏ sẵn, giá bán là 400.000 - 500.000 đồng/kg. Người bán quảng cáo đây là hàng loại 1, quả to, mọng và giòn, thậm chí nhiều nơi còn rao bán loại quả này với giá hơn 600.000 đồng/kg.
Nhiều người bán cho biết 6 -7kg trái măng cụt xanh mới gọt ra 1kg ruột để có thể làm gỏi được. Hơn nữa, gọt vỏ loại của này cũng không dễ như những loại quả khác. Vì vậy, giá thành đắt hơn nhiều lần cũng không lấy gì làm lạ.
Nhựa măng cụt xanh rất nhiều, quả khi chưa chín cũng khá cứng, khó gọt bỏ vỏ. Trong quá trình sơ chế cần phải gọt dưới nước để không bị thâm. Để lấy được 1kg ruột măng cụt xanh phải gọt khoảng 6-8kg quả. Bởi thế mà giá của măng cụt xanh còn nguyên vỏ và sau khi sơ chế chênh lệch nhau rất nhiều.
Món gỏi gà măng cụt đang là cái tên gây bão trên MXH, trở thành trào lưu được người người nhà nhà hưởng ứng.
Tuy măng cụt xanh có giá đắt đỏ nhưng có lượt bán rất cao bởi nhu cầu tiêu thụ lớn. Đa số, măng cụt xanh được mua về để trộn gỏi, một số ít người dùng để ăn sống, có vị chua chua, ngọt ngọt, giòn và kèm một chút vị chát, khá lạ miệng.
Trào lưu chế biến món gỏi gà măng cụt xanh này đã khiến cho măng cụt xanh năm nay “hút khách”. Món ăn này giờ đây không chỉ được dùng tại một số tỉnh thuộc khu vực phía Nam mà còn được nhiều du khách thập phương biết đến thưởng thức và khá thích thú.
Măng cụt- Giáng châu tử - món ăn từng được vua ban tên
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới nổi tiếng với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng và được mệnh danh là "Nữ hoàng trái cây". Ít ai biết rằng, loại trái cây này còn có một lịch sử lâu đời và gắn liền với nhiều câu chuyện thú vị, trong đó có câu chuyện về cái tên "Giáng châu tử" được vua ban tặng.
Măng cụt có nguồn gốc từ Đông Nam Á, được cho là xuất hiện đầu tiên ở Indonesia. Sau đó, măng cụt được du nhập vào Việt Nam qua con đường giao thương hàng hải từ thế kỷ 17.
Măng cụt được mệnh danh là "Nữ hoàng trái cây"
Măng cụt được xem là loại trái cây quý giá, tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và sung túc. Trái măng cụt thường được dùng để dâng cúng tổ tiên trong các dịp lễ Tết. Măng cụt cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, văn học.
Theo ghi chép trong “Đại Nam nhất thống chí", măng cụt được đưa về kinh đô Huế dưới thời vua Minh Mạng. Vua Minh Mạng rất thích loại trái cây này và đã đặt cho nó cái tên mỹ miều "Giáng châu tử", nghĩa là "ngọc trời ban xuống".
Măng cụt là thức quả được vua đặt tên cho với ý nghĩa ngọc trời ban xuống
Theo Sổ tay Hướng dẫn xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc của Cục Xúc tiến Thương mại - Bộ Công Thương, tổng diện tích trồng măng cụt ở Việt Nam khoảng 7.600 ha, được trồng phổ biến ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ với diện tích lần lượt là 3.800 ha và 2.900 ha, cho sản lượng thu hoạch khoảng 26 nghìn tấn và hơn 11 nghìn tấn. Các tỉnh trồng nhiều măng cụt như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bình Dương và Đồng Nai.
Món ăn hot nhưng có đảm bảo cho sức khỏe người tiêu thụ ?
Trào lưu chế biến món gỏi gà măng cụt xanh này đã khiến cho măng cụt xanh năm nay “hút khách”
Mặc dù có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng chỉ nên ăn 30g măng cụt tương đương với 2 quả trung bình một ngày và mỗi tuần ăn 2 - 3 lần là đủ. Nếu ăn cùng lúc quá nhiều, măng cụt sẽ mang đến nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra không nên ăn măng cụt trước bữa trưa, ăn cùng với đường và nước có ga bởi các loại thức ăn kỵ nhau dễ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Trong quả măng cụt có nhiều axit lactic, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày. Những người đang điều trị bệnh lý dạ dày cấp tính không nên ăn loại trái cây này vì có thể làm bệnh lý nặng thêm.
Trong quả măng cụt có nhiều axit lactic, nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt cho dạ dày.
Có khả năng nhiễm axit lactic
Trong một nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Ketting (Mỹ) cho biết tiêu thụ măng cụt hàng ngày trong 12 tháng có thể gây nhiễm axit lactic nặng.
Măng cụt chứa một lượng nhỏ fructose, khi được tiêu hóa, fructose có thể chuyển hóa thành axit lactic trong cơ thể. Do đó, khi ăn nhiều măng cụt, lượng fructose dư thừa có thể tích tụ trong máu và dẫn đến nhiễm axit lactic.
Các triệu chứng khi nhiễm axit lactic bao gồm buồn nôn và cơ thể yếu, nếu không kịp điều trị có thể gây sốc, đe dọa tính mạng.
Can thiệp quá trình đông máu và ảnh hưởng đến quá trình chữa bệnh
Măng cụt là loại trái cây nhiệt đới thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn măng cụt có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Ăn măng cụt nhiều có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu và gây ra một số vấn đề sức khỏe.
Măng cụt chứa xanthone, một hợp chất có thể làm chậm quá trình đông máu. Do đó, những người đã có sẵn rối loạn đông máu như hemophilia, bệnh von Willebrand nên hạn chế ăn măng cụt hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn. Việc ăn măng cụt cùng lúc với thuốc làm loãng máu như warfarin có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
Tuy nhiên, không vì lẽ đó mà phủ nhận măng cụt có vị chua chua ngọt ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, giúp thanh nhiệt cơ thể, bổ sung vitamin rất được người dân ưa chuộng, thường được sử dụng trực tiếp như các loại trái cây khác sau bữa ăn hoặc có thể sử dụng để chế biến ra nhiều món ăn, thức uống khác.