Cuộc thi vác vợ được tổ chức ở làng Tápióbicske, hạt Pest, miền trung Hungary, thu hút khoảng 40 cặp vợ chồng tham gia. Đây là lần thứ hai cuộc thi được tổ chức, sau khi sự kiện đầu tiên vào tháng 10 năm ngoái chỉ thu hút khoảng chục cặp. "Chúng tôi vừa trải qua một giai đoạn khó khăn do Covid-19 và chúng tôi cần ra ngoài, vui chơi trong không gian thoáng đãng", Gergely Guraly, người tổ chức cuộc thi, nói tại Tápióbicske ngày 7/8. Guraly cho biết anh đã chuẩn bị cho cuộc đua từ hồi tháng một.
Cuộc thi vác vợ ở Hungary hôm 7/8.Cũng theo Gergely Guraly, tên cuộc thi có vẻ "mắc cười" nhưng đòi hỏi các cặp đôi một chiến lược khôn ngoan, chứ không đơn giản là cõng kiểu cổ điển. Các ông chồng phải tính toán để vừa cõng vợ, vừa lội ao bùn rồi lại leo lên thảm cỏ trơn và gồ ghề.
Các ông chồng vừa cõng vợ vừa vượt qua chặng đường gồ ghế nhiều chướng ngại vật.Chiến thắng trong cuộc thi lần này đã thuộc về cặp vợ chồng anh Janos Kovacs. Theo đó, trước khi đăng ký tham dự, hai vợ chồng anh đã tập luyện tại nhà và thử mọi kỹ thuật như vắt ngang vai, vác ngược trên vai, cõng trên lưng. Ngoài ra, vợ anh Janos đã giảm cân để có được lợi thế.
Cuộc thi vác vợ có nguồn gốc từ thời Viking (793 - 1066), liên quan đến truyền thuyết về băng cướp của tên Herkko Rosvo-Ronkainen khét tiếng, gây nỗi sợ cho dân chúng vì hành vi cướp bóc, giết người và đặc biệt là cướp phụ nữ. Cân nặng tối thiểu của người vợ mà chồng cõng trên lưng là 49 kg. Nếu nặng dưới 49 kg, cô ấy sẽ phải gánh thêm một cái ba lô để đưa tổng tải trọng cần vác lên con số 49 kg.
Người tham gia sẽ có trách nhiệm cõng, vác bạn đời của mình trên vai trên đi qua quãng đường có địa hình gồ ghề, vượt chướng ngại đặc biệt để về đích trong thời gian nhanh nhất. Tuy nhiên, cặp đôi không được cõng kiểu cổ điển, họ phải đặt bạn đời trên vai, lộn ngược đầu ra phía sau lưng, chân đưa lên trước.Trong thời hiện đại, cuộc thi này phổ biến ở Phần Lan, nơi đã tổ chức các giải đấu từ những năm 1990. Các thí sinh chủ yếu vác vợ theo phong cách của người Estonia là người vợ lộn người, mặt úp vào sau lưng chồng còn chân đặt qua vai, chứ không phải kiểu cõng thông thường. Họ sẽ phải vượt qua địa hình gồ ghề để về đích.
Môn thể thao này nhanh chóng trở thành môn thể thao truyền thống ở Phần Lan, với hàng ngàn người đã tham gia thi đấu kể từ khi được giới thiệu vào đầu thế kỷ 19.