Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản – Toyota đã phát triển một bộ robot để đồng hành triển khai Thế vận hội và đội quân robot này được thiết kế nhằm mang lại các ứng dụng hằng ngày một cách thiết thực hơn.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Toyota là nhà tài trợ chính cho Olympic Tokyo.Hirohisa Hirukawa, người đứng đầu Dự án Robot Tokyo 2020 cho biết: “Thế vận hội Tokyo 2020 là cơ hội duy nhất để chúng tôi thể hiện được công nghệ robot của Nhật Bản. Đây không chỉ đơn giãn là trưng bày robot, mà còn giới thiệu cách thức triển khai hoạt động của robot trong đời sống thực. Vì vậy, không chỉ có các môn thể thao mà cả những robot này cũng sẽ là một trong những điều đáng mong đợi khi Thế vận hội 2020 diễn ra.”
Hai chú robot có khả năng tương tác với con người sẽ đóng vai trò linh vật chính thức của thế vận hội và chúc mừng với các vận động viên cũng như bất kỳ ai được phép tham dự thế vận hội. Chúng là Miraitowa, màu xanh dương, và Someity, màu hồng - những con robot có kích cỡ bằng con rối và sở hữu cặp mắt to, đứng tại sảnh để chào đón các vận động viên. Cả hai được điều khiển từ xa bởi một nhân viên con người, nhưng cũng được trang bị camera tích hợp có khả năng nhận dạng khuôn mặt và biểu cảm khuôn mặt, đồng thời tương tác bằng cách bắt tay, gật đầu, và nháy mắt.
Linh vật của Thế vận hội Tokyo 2020 , phiên bản robotNgoài hai robot trên, góp mặt trong đội quân hỗ trợ cho Tokyo 2020 là robot hình người với kích thước thật, T-HR3 được Toyota phát triển từ năm 2017. Robot này có khả năng bắt chước những chuyển động tay của người điều khiển, Toyota chia sẻ T-HR3 được điều khiển bởi kính thực tế ảo VR và khung xương ngoài, giúp thực hiện động tác tương tác với các vận động viên và thậm chí tự tổ chức một cuộc trò chuyện với họ.
Robot dạng người T-HR3Có lẽ quan trọng nhất trong Thế vận hội này là T-TR1, một robot có khả năng dịch chuyển tức thời cho phép mọi người tham gia sự kiện và tương tác với các vận động viên theo hệ thống thực tế ảo. Cụ thể, hình dáng T-TR1 có một màn hình cao, thẳng đứng, hiển thị hình ảnh trực tiếp của người xem từ xa và có một máy ảnh được gắn trên đầu mang lại cho mọi người cảm giac như họ thực sự đang ở đây. Bất kỳ ai được chọn tham gia đều có thể di chuyển robot xung quanh một địa điểm bằng điều khiển tử xa.
T-TR1, một robot có khả năng dịch chuyển tức thờiMột robot có lẽ sẽ ít được sử dụng tại Thế vận hội năm nay là Delivery Support Robot, loại robot hỗ trợ giao hàng được thiết kế để giao thức ăn và đồ uống cho đối tượng khán giả ngồi trên xe lăn. Đối tác của nó, robot hỗ trợ con người Human Support Robot được chỉ duy bởi một ứng dụng, cũng được thiết kế để hướng dẫn những vị khách cần hỗ trợ để di chuyển đến chỗ ngồi của họ. Mặc dù không được dùng nhiều tại Thế vận hội Olympic, nhưng chúng chắc chắn sẽ giúp ích tại Tokyo Paralympics bắt đầu vào ngày 24.8.
Một loại robot hỗ trợ giao thức ăn, nước uốngBên cạnh những robot được sử dụng riêng biệt thì Thế vận hội Tokyo còn ứng dụng mạng bot không bị ảnh hưởng bởi các hạn chế, gọi là Field Event Support (FES), giúp hỗ trợ sự kiện hiện trường, theo dõi nhân viên vận hành và tự động điều hướng để thu thập các vật dụng được sử dụng trong thi đấu, giúp giảm thiểu thời gian và hỗ trợ các hoạt động trong bộ môn thi đấu điền kinh.
Field Event Support (FES) –Mạng bot hỗ trợ sự kiện hiện trườngCuối cùng, ngoài những robot được ứng dụng trong Thế vận hội Tokyo thì Toyota cũng sẽ sử dụng phương tiện di chuyển tự vận hành của mình là e-Palette để đưa đón các vận động viên và huấn luyện viên tham quan một vòng từ làng Olympic đến sân thi đấu. Loại xe này có thể chở được tối đa 20 hành khách hoặc bốn xe lăn và bảy hành khách đứng. Mỗi phương tiện dài khoảng 5,25m và có thể chạy được hơn 90 dặm trước khi cần sạc lại. Vì là xe tự vận hành nên luôn có một tài xế đi cùng với các vận động viên nhằm khi có trường hợp khẩn cấp, họ sẽ đứng ra điều khiển phương tiện. Nếu có bất kỳ lỗi nào xảy ra, e-Palette sẽ tự trở về kho và chiếc xe mới được điều động thay thế.
Xe tự hành e-Palette để đưa đón vận động viên và huấn luyện viên từ làng Olympic đến nơi thi đấu.