Chính sức hấp dẫn của những vân gỗ có một không hai đã khiến nhiều nhà sưu tập trở nên say mê một nhóm nhỏ đồng hồ. Dưới đây là một số mẫu đồng hồ có mặt số gỗ được yêu thích nhất:
Có lời than trách rằng những năm 70 là thời kỳ tồi tệ nhất của giới thời trang với hàng loạt thiết kế loè loẹt, màu mè, không sang trọng. Thế nhưng, vẫn có những con người đứng ở chiến tuyến ngược lại. Họ thích các món trang sức bằng vàng, những bộ trang phục lấp lánh, quần ống rộng hay giày đế xuồng cồng kềnh,... Và gỗ, xuất hiện nhiều.
Gỗ, hay các món phụ kiện gỗ thuộc xu hướng bohemian của thập niên 70. LouLou de La Falaise nàng thơ của Yves Saint Laurent đại diện cho vẻ đẹp thời trang phóng túng, có thói quen đeo lên những đôi bông tai bằng gỗ, các chuỗi hạt hay vòng tay từ các loại đá, men hay dây chuyền pha lê. Gỗ đã được LouLou de La chứng minh rằng những “cây chết" có thể sành điệu đến thế nào. Nên rất có thể đồng hồ có mặt số gỗ, được lấy nguồn cảm hứng từ nàng thơ này.
Đồng hồ mặt số bằng gỗ nằm ở đâu đó giữa vẻ đẹp trần tục và phóng túng, táo bạo, và đôi khi là có hình dạng kỳ lạ. Đó chắc chắn phải là những sản phẩm làm từ gỗ thật.
Những chiếc đồng hồ mặt gỗ tốt nhất trong khoảng thời gian này đều mang phong cách hoài cổ. Tuy nhiên, không phải tất cả số chúng được sản xuất trong giai đoạn những năm 1970. Thực tế, có những mẫu đồng hồ được tạo ra vào những năm 1960, và cả 1980. Hay các thiết kế kỳ lạ, còn tiếp tục đến năm 2000.
Những năm 1970 nổi lên như là thời kỳ hoàng kim của những thử nghiệm, về cả mặt kiểu dáng cho đến chất liệu. Đó là giai đoạn đồng hồ có mặt số đá quý vĩnh cửu, hay dây đeo bằng vàng rèn của Audemars Piguet, vỏ "Trinidad" hình tam giác và thiết kế Grima hình học tại Omega xuất hiện. Đồng hồ mặt số gỗ gợi lên một thời kỳ tự do, khi sự sáng tạo đang ngự trị ngành công nghiệp đồng hồ. Nó sở hữu vẻ đẹp trường tồn, và sẽ mãi mãi nằm trong tầm ngắm của các nhà sưu tập đã yêu thích cái tính ngông, lạ.
Đồng hồ mặt số gỗ của Rolex
Chiếc đồng hồ sang trọng nhà Rolex, Day-Date được giới thiệu vào năm 1956. Ngày nay, model này được phát triển với rất nhiều phiên bản khác nhau. Đầu năm 1970, giới chế tác đã chứng kiến sự ra đời của những chiếc Day-Date có mặt số Stella với độ bóng cao, hay mặt số bằng đá lapis và mã não. Dĩ nhiên, còn một loại mặt số cũng khác thường là ở dạng gỗ.
Đồng hồ Day-Date mặt gỗ là các model mã hiệu 4 số (180x kèm miếng kính bằng nhựa plexi) có tên gọi riêng trong giới sưu tầm là Sequoia (cũng là tên một loại gỗ, gỗ tùng bách Mỹ). Mặt số có dạng lì, sọc thẳng cùng chất lượng các con chữ bên trên còn kém. Thế hệ đồng hồ bốn số có sự khác biệt ở vành bezel: ref. 1802 có vành bezel trơn mượt, ref. 1803 là rãnh, và ref. 1807 sần sùi như vỏ cây (thuật ngữ tiếng Anh: bark). Những chiếc đồng hồ Day-Date này đều được sản xuất vào khoảng năm 1973 kèm bộ máy 1556 bên trong.
Riêng Day-Date 1807, vành bezel, hay mối nối trung tâm có cách hoàn thiện mới được Rolex sử dụng lần đầu những năm 1970. “Bark" mô phỏng sự sần sùi của vỏ cây, dù không được làm từ gỗ, nhưng khi kết hợp cùng mặt số gỗ lại đem lại hiệu quả lớn.
Những chiếc đồng hồ mặt gỗ thuộc dòng Rolex Day-Date 5 số (đã được cập nhật kính sapphire) được làm từ ba loại gỗ khác nhau: gỗ bạch dương, gỗ gụ và gỗ óc chó. Phía trên mặt gỗ đã được phủ lên một lớp sơn mài, và do đó, các con chữ bên trên dễ nhìn hơn đáng kể. Bên trong loạt đồng hồ này là bộ máy 3055.
Giới sưu tầm cũng thường đặt phía sau những chiếc đồng hồ này chữ “burl". Cần làm rõ vấn đề này, “burl" không phải tên một loại gỗ, loại cây (như bạch dương hoặc quả óc chó). Burl thực sự là một sự hình thành mang tính “bệnh" ở bên ngoài của cây và do đó ảnh hưởng đến mô hình thớ gỗ, tạo ra các nút thắt độc đáo trong gỗ.
Đồ nội thất bằng gỗ Burl rất phổ biến trong thời kỳ Art Deco và đã hồi sinh vào những năm 1970. Dưới đây là một số phiên bản thú vị trên Day-Date mặt số gỗ.
Oysterquartz 19018 cũng có phiên bản mặt số bằng gỗ nguyên khối và phiên bản có trang trí thêm kim cương với nickname “Wooden Roulette”.
Cũng có các mẫu Rolex Datejust sở hữu mặt số gỗ được sản xuất. Ví như model 16018 và 16019 được sản xuất lần đầu tiên vào khoảng năm 1979 trong khi các mẫu Lady Datejust 6917 và 69278 cũng bắt đầu xuất hiện vào cuối những năm 70.
Rolex Cellini
Thương hiệu Rolex cũng đã sản xuất một số lượng lớn mặt số bằng gỗ cho dòng Cellini. Như mẫu Cellini 4122 có kiểu dáng lạ mắt, hình lục giác, sở hữu mặt số bằng gỗ gụ, kích thước 28mm x 30 đến 35mm, tùy thuộc vào kiểu máy bên trong.
Midas Cellini cũng từng có mặt số bằng gỗ. Như hình bên dưới là cỗ máy Midas Cellini 4126 có mặt số gỗ óc chó burl bên trong, vỏ bằng vàng vốn được trang trí bởi hoạ tiết đinh tán.
Có trong kiểu dáng của một hình chữ nhật là chiếc Cellini 4127 mặt số gỗ gụ, vành bezel đinh tán. Chiếc đồng hồ này có kích thước 33mm x 24mm và được sản xuất vào khoảng năm 1976.
Thiết kế hình bát giác Cellini 4350 của Genta với mặt số bằng gỗ gụ cũng là một chất gây nghiện giống như ref. 4651. Cả hai mẫu đồng hồ này đều khiến giới sưu tầm “thèm khát" bởi vỏ và dây đeo đều bằng vàng chunky “ngon mắt". Đây chỉ là một số ít những chiếc đồng hồ đeo tay có hình dáng độc đáo của thập niên 70.
Cartier Tank Organic
Các phiên bản "pre-Must'' Cartier Tank Organic 20611 (size trung bình) và 21611 (jumbo) bằng gỗ cẩm lai quý hiếm của Brazil có tên là Palissandre De Rio được sản xuất vào giữa thập niên 70 bởi cả Cartier London và Cartier New York. Cách nhận diện là đồng hồ có cạnh bên và mặt số bằng gỗ, kết hợp vỏ mạ vàng, trong khi các vạch số La Mã và kim epée bằng vàng.
Tank Organic là một thiết kế cực kỳ độc đáo của Cartier, là một thiết kế nổi bật bất chấp dù có phải đứng giữa những thiết kế rất khác thường khác của hãng (đáng chú ý là được tạo ra dưới thời Jean-Jacques, Cartier London).
Có thông tin rằng, Cartier Organic chỉ được sản xuất với số lượng khoảng 3000 chiếc trong một thời gian ngắn, từ 1975-76, trước khi nó đột ngột bị ngừng sản xuất vào năm 1976. Và xét đến yếu tố khó duy trì vẻ đẹp như mới (phiến gỗ lộ ra bên ngoài và mặt số được bảo vệ sơ sài - dễ bị nứt, co lại hoặc giãn ra tùy thuộc vào khí hậu), hiện tại còn rất ít mẫu Cartier Tank Organic nguyên bản.
Hamilton Sherwood Automatic collection
Hamilton là công ty đồng hồ của Mỹ được thành lập tại Pennsylvania vào năm 1892 - sau đó đã chuyển phần lớn hoạt động sản xuất của mình sang Thụy Sĩ vào năm 1969 - là một tay chơi lớn định hình phong cách thiết kế đồng hồ của thập niên 60 và 70. Công ty đã tạo ra vô số vỏ đồng hồ, lấy cảm hứng từ thời đại vũ trụ bao gồm Dateline TM-5903, Odyssee 2001 (nguyên mẫu ban đầu được tạo ra cho bộ phim Kubrick nổi tiếng chưa bao giờ được sản xuất), QED LED và Fontainebleau Chrono-matic.
Bên cạnh các thiết kế tương lai liên quan đến đồ nội thất, thời trang, không gian, ô tô,... trong thời gian này, Hamilton cũng sử dụng nhiều các vật liệu tự nhiên. Vào thời điểm cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hamilton đã tạo ra Flight II & Pacer Electric do Richard Arbib thiết kế với mặt số bằng gỗ. Điều này dẫn đến một số biến thể mặt số bằng gỗ được sản xuất sau này trong bộ sưu tập Sherwood Automatic. Vỏ đồng hồ được làm bằng vàng 14 cara và mặt số làm bằng gỗ gụ Mexico.
Bulova Accutron 'Woody'
Bulova, ban đầu cũng là một công ty đồng hồ của Mỹ, đã sản xuất một chiếc Accutron vào năm 1973, (hình bên dưới) có gỗ khảm vào khung bezel và dây đeo tay bằng kim loại. "Woody" có chức năng báo ngày-thứ, với biểu tượng âm thoa Accutron trên mặt số.
Movado Zenith Wood Dial
Sự xuất hiện của hai nhãn hiệu Movado và Zenith có một câu chuyện đằng sau. Trước hết, chiếc đồng hồ có mặt số gỗ này được sản xuất vào năm 1970, sở hữu bộ máy tự động Zenith Calibre 2572PC. Cả hai thương hiệu Movado và Zenith đều thuộc cùng một công ty cổ phần (tập đoàn Movado-Zenith-Mondia) khi chiếc đồng hồ này được sản xuất. Sau sự hợp nhất năm 1969 giữa Mondia, Zenith và Movado, Zenith thường xuyên sử dụng các bộ máy Movado (đặc biệt là Calibre 405 và 408) và Movado sử dụng các bộ máy Zenith, đáng chú ý nhất là El Primero (Zenith Calibre 3019).
Vào thời điểm đó, Zenith đang gặp phải các vấn đề về nhãn hiệu, chống lại công ty Zenith Radio Corporation có trụ sở tại Hoa Kỳ. Để giải quyết vấn đề này, họ đã sử dụng tên thương hiệu Movado - với cả hai tên đôi khi xuất hiện trên mặt số - để bán lẻ các bộ máy El Primero Stateside.
Chiếc đồng hồ này không lâu đời như Bulova. Các chữ số La Mã giống như một nỗ lực để lưu lại yếu tố cổ điển. Gỗ trên mặt số này có cảm giác săn chắc hơn và tự nhiên hơn - đậm chất hippie Bắc California hơn.
Gucci
Kết thúc là một sản phẩm không có mặt số gỗ, nhưng lại xứng đáng xuất hiện trong danh sách của bài viết này. Chiếc đồng hồ nhà Gucci có vỏ làm từ gỗ mun Macassar kết hợp với vàng nguyên khối và một bộ máy lên có tay. Có thông tin rằng, vỏ của chiếc đồng hồ thậm chí được tạo ra bởi cùng một nhà sản xuất vỏ với Cartier.