Những que kem hình thù độc đáo làm mưa làm gió trên mạng xã hội Trung Quốc suốt kỳ nghỉ Quốc tế Lao động đầu tháng 5, khi hàng trăm triệu khách nội địa lên đường du lịch sau thời gian đằng đẵng ở nhà vì những lệnh hạn chế do Covid-19, chi tiêu tới 113,23 tỷ nhân dân tệ (hơn 17,5 tỷ USD) trong 5 ngày nghỉ lễ. Dù con số còn khiêm tốn so với 117,7 tỷ nhân dân tệ năm 2019, nhưng đã vượt trội 46,7 tỷ nhân dân tệ vào cùng kỳ năm ngoái. Những doanh nghiệp du lịch hy vọng mánh lới quảng cáo mới này có thể tiếp tục kích thích khách du lịch chi tiêu cho ăn uống tại các điểm tham quan.
Cây kem 3D in hình Kỳ Niên điện giá 28 nhân dân tệ. Ảnh: Elizabeth Law/Straits TimesĐền Thiên Đàn chỉ là một trong những điểm tham quan tại Trung Quốc bắt kịp mốt kem 3D. Để hút thêm khách tham quan và kích thích chi tiêu, những công viên, điểm du lịch văn hóa - lịch sử và bảo tàng tại Trung Quốc đang tung ra những cây kem mát lạnh in hình những kiến trúc 3D phức tạp. Bỏ ra nhiều nhất 40 nhân dân tệ (hơn 15 USD), khách tham quan có thể sở hữu một cây kem bất kỳ, in hình từ Hoàng Hạc Lâu của Vũ Hán, Thiên Phật động của Đôn Hoàng, Hổ Khâu tại Tô Châu...
"Vợ tôi thấy cây kem này trên Xiaohongshu (một nền tảng mạng xã hội giống Pinterest) và chúng tôi biết phải mua một cái khi đến đây chơi", Bai, 30 tuổi, cho biết. "Chỉ ngắm toà nhà thôi, nó đậm chất lịch sử nhưng có thêm cái kem này chuyến đi sẽ vui hơn. Nó còn giúp giải nhiệt nữa".
Kem 3D Kỳ Niên điện trong đền Thiên Đàn (trái) và kem in hình Thiên Phật động tại tỉnh Cam Túc. Ảnh: Elizabeth LawNgay cả các bảo tàng cũng đang đặt chân vào cuộc đua kem 3D này: từ Bảo tàng Cung điện trong Tử Cấm Thành, Bảo tàng Thiên Tân, cho đến Bảo tàng Lăng mộ Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng ở Thiểm Tây tung ra kem in hình đội quân đất nung đặc trưng riêng, với hương vị hấp dẫn.
Cà phê kem in hình bản sao của Kỳ Niên điện trong đền Thiên Đàn, Bắc Kinh (trái) và một chiếc bình sứ thời nhà Thanh được trưng bày tại Bảo tàng Thiên Tân. Ảnh: Elizabeth Law
In Between Taste phụ trách mọi bước của dây chuyền, từ chọn biểu tượng đến thiết kế và sản xuất, thậm chí phát triển công thức kem que riêng. Quá trình bắt đầu từ bước thiết kế một mô hình kem que, sau đó in bằng máy 3D cho ra khuôn đúc silicone. Không có công nghệ nào sản xuất ra cây kem có nhiều chi tiết phức tạp như vậy từ trước 2019. Những nhà máy bắt kịp xu thế này đều từ chối đề nghị tham quan, vì lý do bảo mật.
Ông Zhao Dan, đồng sáng lập của In Between Taste, một công ty hợp tác với hàng chục địa điểm du lịch cho ra đời những cây kem 3D, cho biết tùy vào mức độ nổi tiếng của một điểm du lịch, doanh số có thể dao động từ hàng trăm cho đến 20.000 chiếc một ngày. Công ty trước đây tập trung sản xuất quà lưu niệm cho các bảo tàng, nhưng doanh thu cao hơn hẳn khi chuyển sang bán kem.
Kem hình vạc Bo Ju trong Bảo tàng Thủ đô tại Bắc Kinh. Ảnh: Ảnh: Elizabeth Law
Ông Zhao Dan, đồng sáng lập của In Between Taste, một công ty hợp tác với hàng chục địa điểm du lịch cho ra đời những cây kem 3D, cho biết tùy vào mức độ nổi tiếng của một điểm du lịch, doanh số có thể dao động từ hàng trăm cho đến 20.000 chiếc một ngày. Công ty trước đây tập trung sản xuất quà lưu niệm cho các bảo tàng, nhưng doanh thu cao hơn hẳn khi chuyển sang bán kem. "Chúng tôi bắt đầu với hy vọng rằng trẻ nhỏ và ngày càng nhiều người có thể hiểu thêm về văn hóa Trung Quốc. Thông qua kem, chúng tôi hy vọng đưa lịch sử gần gũi hơn với cuộc sống." - Ông Zhao Dan cho biết thêm.