Không phải làn da nào cũng cần Retinol!

Không phải làn da nào cũng cần Retinol!
Retinol được ca ngợi về khả năng xử lý hầu hết các vấn đề da như mụn, nám, lão hóa… Nhưng liệu nó có an toàn với mọi làn da?

Trong vài năm trở lại đây, việc đưa Retinol vào quy trình chăm sóc da đã trở thành xu hướng. Không chỉ được các TikToker hay beauty blogger đình đám ca ngợi về công năng kỳ diệu trong việc trị mụn và chống lão hóa sớm, Retinol còn được các bác sĩ da liễu đồng ý là hoạt chất thần thánh có thể cải thiện các vấn đề về da hiệu quả. Nhưng liệu có phải ai cũng cần Retinol?

Vì sao Retinol được mệnh danh là “thần dược chống lão hóa”?

Với khả năng xử lý nhiều vấn đề của da, từ tình trạng mụn dai dẳng cho đến làn da chớm có dấu hiệu lão hóa, Retinol được biết đến như là “ngôi sao sáng” trong cộng đồng làm đẹp. Hoạt chất này là một dẫn xuất của vitamin A, giúp da sản sinh lượng collagen để tái tạo tế bào, từ đó, làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn đồng thời làm căng mọng và làm mịn kết cấu da.

Một trong những công dụng nổi tiếng khác của Retinol là làm giảm melanin, giúp ngăn chặn đốm nâu, nám và tàn nhang. Đặc biệt, với đặc tính chống oxy hóa mạnh, kiểm soát tốt hoạt động tuyến bã nhờn và khả năng loại bỏ tế bào chết, Retinol còn là một trong những thành phần hỗ trợ trị mụn hiệu quả.

Nhờ vào tất cả những công dụng trên, Retinol nghiễm nhiên trở thành dưỡng chất ưu tiên của nhiều cô gái. Tuy nhiên, không nên nghĩ đó là hoạt chất dành cho mọi người, mọi nhà. Đối với một số làn da, Retinol đơn giản là không phù hợp.

retinol

Không phải ai cũng có thể thích ứng được với Retinol

Quảng cáo

Lâu nay, nhiều người tin rằng những làn da nhạy cảm nhất cũng có thể được “huấn luyện” để thích ứng với Retinol. Tuy nhiên, chuyên gia da liễu Nichola Joss, người từng tư vấn cho công nương Meghan Markle và siêu mẫu Kate Moss, cho rằng: “Retinol là một bổ sung tuyệt vời cho thói quen chăm sóc da hàng ngày, nhưng nó không phù hợp cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai sở hữu làn da quá nhạy cảm hay có các bệnh lý về da”.

Trong quá trình sử dụng Retinol, các dấu hiệu da bong tróc, ửng đỏ hay kích ứng được xem là điều bình thường – chứng tỏ hoạt chất đang hoạt động trên da và sẽ chấm dứt một vài tuần tiếp đó sau khi da đã dần quen. Tuy nhiên, đối với những ai sở hữu làn da khô, nhạy cảm, dễ bị kích ứng hay thường xuyên bong tróc, Retinol có thể không phải là thành phần dưỡng da lý tưởng. Bởi lẽ, với các đặc tính quá mạnh mẽ, hoạt chất này sẽ làm trầm trọng tình trạng bong tróc, đồng thời khiến da mẫn cảm hơn trước các yếu tố môi trường và có thể gây ra các triệu chứng viêm da.

Bên cạnh đó, nếu bạn bị bệnh rosacea (chứng đỏ mặt), hay bị chàm eczema, thì Retinol cũng không thực sự dành cho bạn. Thành phần này sẽ khiến người bị chứng rosacea nổi nhiều mẩn đỏ hơn, và có khả năng kích ứng các vết chàm. Đối với những ai bị vẩy nến, Nichola Joss khuyên rằng: “Cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ dẫn xuất vitamin A nào và chỉ nên sử dụng chúng với sự giám sát của bác sỹ da liễu”.

Mụn nội tiết và da thâm sạm là cơn ác mộng mà nhiều phụ nữ gặp phải trong quá trình mang thai. Đối với vấn đề này, Retinol cũng không phải là lời giải đáp mà chúng ta có thể tìm kiếm. Ngoài ra, các bác sỹ da liễu cũng khuyên rằng phụ nữ có thai và cho con bú nên cẩn trọng khi lựa chọn các sản phẩm dưỡng da có chứa các dẫn xuất vitamin A như Retinol.

skincare

Đâu là giải pháp thay thế hoàn hảo cho Retinol?

Không khó để tìm ra một giải pháp thay thế dịu nhẹ hơn nhưng vẫn mang lại hiệu quả tương tự như Retinol. Bên cạnh các hoạt chất quen thuộc như vitamin C – làm sáng da, Axit Hyaluronic – giữ ẩm và làm săn chắc da hay AHA/BHA – hỗ trợ chống lão hóa, các tín đồ yêu da cũng có thể tìm kiếm những tinh chất có nguồn gốc tự nhiên có công dụng giống với Retinol.

Theo nhipsongthoidai.nss.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm