Xu hướng xa xỉ thầm lặng 2024 và dấu ấn của Tom Ford

Xu hướng xa xỉ thầm lặng 2024 và dấu ấn của Tom Ford
Không ai khác chính Tom Ford là người vẽ nên chân dung xa xỉ thầm lặng thời hiện đại: đơn giản, gợi cảm, tạo điểm nhấn bằng chất liệu và kiểu dáng. Những bộ suit cổ điển nhưng tinh xảo của thương hiệu là tuyên ngôn "giàu ngầm" vô cùng hiệu quả.

Sau khi Tom Ford đột ngột tuyên bố bán thương hiệu cho Estée Lauder vào mùa hè năm nay, ông cũng không nán lại ở vai trò giám đốc sáng tạo. Peter Hawkings đã được lựa chọn để thay thế ông ở vị trí này. Là cánh tay phải của Tom Ford khi đã học việc cùng nhà thiết kế suốt 25 năm qua, không ai hiểu về di sản thời trang của Tom Ford hơn Peter Hawkings. “Anh ấy đã giúp đỡ tôi, truyền cảm hứng cho tôi. Làm việc với Tom trong 25 năm, phong cách thiết kế của anh ấy đã ăn sâu vào tâm trí tôi”, nhà thiết kế tốt nghiệp trường thời trang Central Saint Martins cho biết.

Trên sàn diễn Xuân - Hè 2024, những thiết kế đã làm nên tên tuổi Tom Ford như bộ suit với quần ống skinny, những chiếc váy hở lưng ôm sát, những chiếc quần short siêu ngắn và lối phối đồ bỏ qua áo lót liên tiếp xuất hiện trở lại. Rất nhiều bộ suit trên sàn diễn được làm từ chất liệu nhung, một chất liệu đã gắn liền với Tom Ford kể từ những ngày tháng tại Gucci. Hình ảnh Gwyneth Paltrow trong bộ suit đỏ đã đi vào lịch sử thời trang như một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trên thảm đỏ trong thập niên 1990. “Không ai qua mặt được chúng tôi về khoản vest nhung”, Peter Hawkings nói.

Ngoài ra có nhiều bộ cánh làm từ da thuộc với phụ tùng bóng loáng, và những set đen từ đầu đến chân gợi nhắc đến phong cách rocker chic của nhà Saint Laurent mà Tom Ford cũng từng chịu trách nhiệm làm mới Yves Saint Laurent sau khi thương hiệu được mua lại bởi tập đoàn Gucci tạo nên tập đoàn PPR (Kering ngày nay).

d25e25ef-2594-405f-a1ee-9bb3d5618934.png
0226ac58-78c1-4cc0-af74-600259bc7c01.png
fc7349e0-e092-45e7-a7bc-977b0a4df932.png
aae5d775-62b8-485a-91c8-fc9601798898.png
dc7faae4-2484-414f-ac2c-39ecb22e511e.png
6f3f0aed-657a-4af7-9108-f826c45158af.png

Dường như Peter Hawkings đang tận dụng BST Xuân - Hè 2024 để nhớ về Tom Ford, hơn là cố tình tạo ra những diện mạo mới cho thương hiệu. Đặc biệt khi anh chọn tuần lễ thời trang Milan làm sàn diễn thay vì New York như thường lệ. “Milan là nơi tôi bắt đầu sự nghiệp của mình, làm việc cùng với Tom tại Gucci. Nhưng quan trọng hơn, chất lượng của sản phẩm làm tay ở Ý thật khó đâu sánh bằng, mà tôi là một người cầu toàn”, Peter Hawkings nói.

Kể cả khi đã nghỉ hưu, tỷ phú Tom Ford vẫn khiến các thương hiệu phải thay đổi theo con đường mà ông đã vạch ra từ lâu. Với Gucci, nhà thiết kế De Sarno đã khiến cộng đồng mạng hào hứng khi hình ảnh đầu tiên của chiến dịch trang sức được tung ra trong mùa hè và Daria Werbowy là ngôi sao của chiến dịch ấy. Werbowy thống trị sàn diễn thời trang vào những năm 2000 dưới thời Tom Ford, trước khi rời xa nghề người mẫu vào năm 2013.

Tom Ford đã tạo cho Gucci những thiết kế tối giản nhưng sexy hết mực và giờ đây Sabato de Sarno đã đưa trở lại sàn diễn những bộ suit cắt may hoàn hảo, quần short siêu ngắn và quần jeans cạp trễ – một số những tạo phẩm gợi nhắc đến phong cách của Tom Ford. Sứ mệnh của De Sarno rõ ràng: tái sinh bản chất đích thực của Gucci, dựa trên câu chuyện phong phú và sự tự tin không ngừng.

Ngôn ngữ Gucci của De Sarno gần nhất với Gucci của Tom Ford, mang đậm tính sexy và ánh hưởng của những kiểu dáng thời trang của thập kỷ 60 thông qua thập kỷ 90, cùng với những sáng tạo trực tiếp từ các thiết kế lỗi lạc của Tom Ford. Maximalism là trung tâm của thời kỳ Gucci trước đây đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, De Sarno đặt ra mục tiêu xác lập những yếu tố thiết yếu của thời trang, tập trung vào phom dáng và tỷ lệ.

Quảng cáo
00004-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg
00006-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg
00023-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg
00026-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg
00030-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg
00043-gucci-spring-2024-ready-to-wear-credit-gorunway-1200x1800.jpg

Nhà thiết kế trẻ đầy triển vọng đã kể lại mối duyên với nhà thiết kế Tom Ford từ thủa thiếu thời: “Tôi bắt tàu đến Rome, đó là lần đầu tiên tôi đến một cửa hàng xa xỉ,” anh kể lại trong cuộc phỏng vấn vào tháng Bảy. “Tôi nhớ điều khiến tôi ngạc nhiên là nhìn thấy mọi người xếp hàng bên ngoài. Bấy giờ, tôi thấy bản thân cũng có cảm giác giống cháu trai mình khi tôi dẫn nó đến công viên Disney. Thật xúc động và đầy háo hức. Lúc bước vào, tôi đã mua chiếc áo khoác này, một chiếc áo khoác Tom Ford. Nhung, màu đỏ đậm, có cổ màu đen. Tôi đã bán chiếc vòng cổ mà bố mẹ tôi tặng để mua nó”.

Trong làng mỹ phẩm, Tom Ford nổi tiếng với những thỏi son mang màu sắc đậm táo bạo và những chai nước hoa mang mùi hương độc đáo quyến rũ vẫn luôn bán chạy trong suốt các năm. Từ khi hợp tác cùng Tom Ford để ra mắt dòng Tom Ford Beauty năm 2006, Estée Lauder cho biết đây là một trong những thương hiệu có sức phát triển vượt bậc nhất trong hồ sơ của mình. Kết quả tài chính năm 2021 cho thấy thương hiệu mỹ phẩm và nước hoa Tom Ford tăng trưởng 25% so với năm trước. Gộp cả mảng thời trang, lợi nhuận của Tom Ford đạt 96 triệu USD trên doanh số 1,7 tỉ USD.

Người hâm mộ sự cuốn hút từ Tom Ford hy vọng Estée Lauder vẫn duy trì được sức hút này từ thương hiệu. Có nhiều căn cứ để tin vào đế chế mỹ phẩm này hoàn toàn có thể vận hành mảng thời trang cao cấp một cách thuần thục bởi tầm nhìn dài hạn. Trước đây, khi Estée Lauder mua lại thương hiệu Mugler từ Clarins, tập đoàn đã hồi sinh phân nhánh thời trang, bổ nhiệm tân giám đốc sáng tạo Casey Cadwallader, người thổi một sức sống mới vào thương hiệu.

Tập đoàn thời trang xa xỉ Zegna trước đó đã nắm giữ 15% cổ phần Tom Ford International và là nhà sản xuất dòng thời trang xa xỉ nam cho Tom Ford hiện vẫn tiếp tục đảm nhận mảng thời trang nam và nữ sau khi giành được thoả thuận sử dụng thương hiệu kéo dài trong 30 năm với giá 150 triệu Euro. Theo Gildo Zegna, tổng giám đốc của tập đoàn thời trang có trụ sở tại Milan này, việc tiếp quản hạng mục thời trang của Tom Ford có những “triển vọng nhằm giúp việc kinh doanh của Zegna vươn ra toàn cầu”.

1452877112-tom-ford-makeup-beauty-products.jpg
Ngay cả mỹ phẩm của Tom Ford cũng mang vẻ "xa xỉ thầm lặng".

Trong lịch sử, xa xỉ thầm lặng từng xuất hiện và mất đi, lặp lại nhiều lần như thế kể từ thế kỷ 18 tại Pháp, thế kỷ 19 tại Mỹ cho đến nay. Điều mà các thương hiệu có thể học hỏi, do đó, chính là tư duy thẩm mỹ, đặt chất liệu và phom dáng làm trọng tâm. Giờ đây, thậm chí nhiều thương hiệu tầm trung và bình dân cũng đã chuyển hướng từ những sản phẩm nổi bật, rườm rà sang những sản phẩm đơn giản hơn, tập trung vào chất liệu, kiểu dáng thay vì logo và họa tiết.

Theo trang The Business of Fashion, người tiêu dùng thông minh sẽ nhắm tới những mặt hàng xa xỉ có tính thiết thực cao, hoặc có thể là khoản đầu tư sinh lời, bởi đó là cách để họ đối phó với những biến động của kinh tế cũng như tình trạng lạm phát.

Heather Kaminetsky, chủ tịch khu vực Bắc Mỹ của Mytheresa nhận định: “Đây là tấm gương phản chiếu cho tình hình kinh tế hiện nay. Đã từng có lúc trên thế giới mọi thứ thật tuyệt vời và mọi người đều muốn khoe khoang, nhưng hiện tại ai nấy đều ngần ngại, có đôi chút không chắc chắn”. Sự lo lắng này dẫn tới việc mọi người muốn chọn mua những thứ an toàn – những sản phẩm trường tồn với thời gian, thiết yếu cho tủ đồ của họ trong nhiều năm tới dù xu hướng của làng mốt có là gì đi nữa.

Theo vneconomy.vn Copy
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm