Cùng trải nghiệm tour Trung Quốc 2023 theo phim “Đi đến nơi có gió”
Khám phá Trung Hoa cổ kính và thơ mộng trong tour Trung Quốc 2023 6N5Đ
Thời gian gần đây, nhờ sự truyền tải thông điệp tích cực của bộ phim đình đám “Đi đến nơi có gió” mà thành phố Đại Lý, nơi làm bối cảnh chính trong phim trở nên vô cùng nổi tiếng. Bộ phim đã thể hiện một cách sinh động Đại Lý qua những khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp thướt tha cùng cuộc sống nhàn nhã và nhịp độ chậm rãi.
Trong “tour Trung Quốc 2023 6N5Đ: Hà Nội – Hà Khẩu – Đại Lý – Lệ Giang – Shangrila”, du khách không chỉ ghé thăm những địa điểm bối cảnh phim nổi tiếng tại Đại Lý mà còn ghé thăm vùng đất Lệ Giang cổ kính với những con đường đèo khúc khuỷu, những dòng sông xanh ngắt quanh những thị trấn cổ kính, những ngọn núi cao trùng điệp.
Cùng khám phá những điểm đến nổi bật trong “tour Trung Quốc 2023 6N5Đ: Hà Nội – Hà Khẩu – Đại Lý – Lệ Giang – Shangrila” ngay sau đây.
Hỷ Châu Cổ Trấn (Xi Zhou)
Hỷ Châu Cổ Trấn nằm cách phố cổ Đại Lý khoảng 20km, đến Hỷ Châu Cổ Trấn, bạn sẽ như được tận mắt chứng kiến khung cảnh tái hiện lại cảnh nữ chính Hứa Hồng Đậu chạy giữa những cánh đồng hoa cải tràn ngập sắc vàng vô cùng lãng mạn.
Phương Dương Áp Thôn
Phương Dương nằm dưới chân núi Thương Sơn là một ngôi làng dân tộc Bạch truyền thống, nằm trên con đường Trà Mã cổ đại ngàn năm tuổi. Tại đây, bạn như lạc bước vào một thế giới cổ kính xa xưa với những con đường nhỏ bằng đá, bám đầy rêu phong cổ kính. Đoàn làm phim “Đi đến nơi có gió” cũng đã cố gắng để giữ nguyên bản của ngôi làng cổ khi truyền tải đến khán giả.
Hồ Nhĩ Hải
Sở dĩ hồ có tên gọi “Nhĩ Hải” bắt nguồn từ hình dáng trông như một chiếc tai của nó. Nằm trên độ cao 1.972m, đây là một trong những hồ trên cao nguyên lớn bậc nhất Trung Quốc với chiều dài 40km, diện tích khoảng 250 kilomet vuông. Đây cũng là bối cảnh tuyệt đẹp trong khá nhiều phân cảnh phim, điển hình là cảnh tỏ tình đến “quắn quéo” của nam chính dành cho nữ chính trong bộ phim “Đi đến nơi có gió”.
Thành cổ Đại Lý
Nằm ngay bên bờ hồ Nhĩ Hải, thành cổ Đại Lý vốn là nơi sinh sống của người Bạch, đã hình thành và tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253. Chính phủ Trung Quốc đã có những biện pháp bảo tồn nơi đây vô cùng mạnh mẽ trong những năm qua, điển hình như không cấp phép xây dựng cho các công trình hiện đại, nhà cao tầng trong khu thành.
Nhờ vậy mà kiến trúc nơi đây vẫn giữ được chất cổ kính, mang đậm nét truyền thống của các tòa nhà cổ với đường phố yên bình, nằm xen lẫn giữa từng ngôi chùa, cung điện nhuốm màu thời gian. Ngày nay, nơi đây trở thành thủ phủ của châu tự trị dân tộc Bạch.
Tu viện Songzanlin (Tùng Tán Lâm)
Tu viện Songzanlin hay còn được biết đến với tên gọi “Tùng Tán Lâm”, là tu viện Phật giáo Tây Tạng lớn bậc nhất của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Tu viện này chứa đựng rất nhiều nét độc đáo về cả kiến trúc lẫn lịch sử. Tu viện Songzanlin với diện tích lên đến 30ha, bao gồm nhiều công trình kiến trúc thành một thể thống nhất.
Được xây dựng vào năm 1679 trải qua dòng chảy của thời gian, tu viện vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như ban đầu. Tọa lạc trên cao nguyên ở độ cao 3.200m, Songzanlin là một trong những công trình tiêu biểu của Phật giáo Tây Tạng, dựa theo lối kiến trúc của cung điện Potala, nơi đây từng là nhà của hơn 2000 nhà sư.
Tham khảo bài viết chi tiết: Tu viện Songzanlin – Tu viện Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng ở Shangrila
Thành cổ Dukezong
Thành cổ Dukezong tên tiếng Anh là “Dukezong ancient town”, hay còn được biết đến với tên gọi là “thành cổ Ánh Trăng”. Thành cổ Dukezong có lịch sử khoảng 1.300 năm và là nơi sinh sống chủ yếu của người Tây Tạng. Nằm ở độ cao 3.200m so với mực nước biển, thành cổ Dukezong là điểm đến được các du khách vô cùng yêu thích bởi nét đẹp cổ xưa và những giá trị văn hóa lâu đời tại đây.
Tham khảo bài viết chi tiết: Du lịch Trung Quốc: Văn hóa Tây Tạng ấn tượng tại thành cổ Dukezong
Công viên Pudacuo (công viên Potaso)
Công viên quốc gia Pudacuo nằm ở Shangrila có diện tích 1313 kilomet vuông, nằm trong khoảng độ cao từ 3.200m đến 4.159m so với mực nước biển và có nguồn tài nguyên sinh thái vô cùng phong phú. Pudacuo được xây dựng từ năm 2007, hình thành từ hai vùng đất ngập nước có tầm quan trọng đối với thế giới đó là khu bảo tồn thiên nhiên Hồ Bita và Tam Giang Tịnh Lưu.
Công Viên Hắc Long Đàm
Công viên Hắc Long Đàm được xây từ những năm 1737, trải qua vô số thăng trầm, nơi đây được xem là minh chứng rõ ràng nhất cho một thời kỳ hưng thịnh và phồn vinh Lệ Giang Cổ Trấn. Điều đặc biệt khiến du khách mê mẩn ở công viên này còn là nghệ thuật tái hiện lại trọn vẹn kiến trúc và văn hóa Trung Hoa xưa hòa trộn với khung cảnh hùng vĩ của núi tuyết Ngọc Long.
Tham khảo bài viết chi tiết: Công viên Hắc Long Đàm – Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của Lệ Giang
Núi tuyết Ngọc Long
Núi tuyết Ngọc Long nằm ở thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, là một trong những ngọn núi cao nhất thế giới với độ cao trên 5.000m, đỉnh cao nhất của ngọn núi là Phiến Tử Đẩu cao 5.596m, ngọn núi được tuyết bao phủ quanh năm. Núi Ngọc Long có một ý nghĩa vô cùng linh thiêng đối với người dân Nạp Tây, nó là biểu tượng cho sự sống và sức mạnh của người dân nơi đây.
Bạch Thủy Hà (Lam Nguyệt Đàm)
Bạch Thủy Hà (Baishui river) nằm ở phía đông của núi tuyết Ngọc Long và là một nhánh ngắn thượng nguồn của sông Dương Tử của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bạch Thủy Hà được hình thành từ nước tuyết tan chảy của ngọn núi tuyết Ngọc Long hùng vĩ. Cảnh sắc thơ mộng của dòng sông êm đềm hòa quyện với khung cảnh hùng vĩ của ngọn núi tuyết đã vẽ lên một bức tranh non nước hữu tình tuyệt đẹp.
Tham khảo bài viết chi tiết: Cảnh sắc ấn tượng của dòng Bạch Thủy Hà dưới núi tuyết Ngọc Long
Thành cổ Lệ Giang
Thành cổ Lệ Giang hay còn gọi là “Đại Nghiên”. Đây là trung tâm lịch sử của thành phố Lệ Giang, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Với lịch sử hơn 1.000 năm là nơi hợp lưu buôn bán dọc theo đường mòn Trà mã đạo, con đường được biết đến như là “con đường tơ lụa Tây Nam”, thành cổ Lệ Giang đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1997.
Tham khảo bài viết chi tiết: Thành cổ Lệ Giang và những giá trị văn hóa lịch sử ngàn năm tuổi