Hang động Long Môn và nghệ thuật tạc khắc đá gần 2000 năm tuổi

hang động Long Môn

Hang động Long Môn nằm cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía nam thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, là một trong số những ví dụ điển hình về nghệ thuật tạc khắc hang động Phật giáo tại Trung Quốc. Hang động Long Môn còn có rất nhiều hình ảnh, tranh vẽ, phù điêu đá được chạm khắc cả bên trong lẫn bên ngoài hang đá vôi nhân tạo của vách đá Hương Sơn.

hang động Long Môn

hang động Long Môn

Tên Long Môn bắt nguồn từ sự giống nhau của hai dãy đồi cản trở dòng chảy của sông Y, đánh dấu lối vào phía nam của Lạc Dương. Trải qua hơn 400 năm xây dựng, tính đến nay, di tích này đã có hơn 1.500 năm lịch sử. Theo số liệu từ viện nghiên cứu, hang động Long Môn có hơn 100.000 tượng Phật cao từ 2,5 cm đến 17 m, nằm trong 2.345 hang động, hốc đá.

hang động Long Môn

hang động Long Môn

Hang động Long Môn còn được gọi là “rừng bia cổ đại” với 2.800 bia đá và chữ khắc. Ngoài ra, hơn 60 ngôi chùa ở Long Môn lưu giữ rất nhiều tài liệu lịch sử về nghệ thuật, âm nhạc, tôn giáo, thư pháp, y học, trang phục và kiến trúc. Phần lớn hang đá Long Môn được xây dựng vào thời nhà Đường chiếm 60%, Bắc Ngụy 40% và thời kỳ còn lại chiếm 10%.

hang động Long Môn

hang động Long Môn

Rất nhiều các tác phẩm điêu khắc và chùa Phật giáo tại đây thể hiện sự tiến bộ trong phong cách khi có nhiều tượng là hình ảnh người phụ nữ và quan lại triều đình. Các hang động được hình thành trong một khu vực đá vôi dài 1 km và được chạm khắc trên cả hai bờ sông. Hầu hết công việc được thực hiện ở bờ phía tây, trong khi bờ phía đông có số lượng nhỏ hơn, được dùng làm nơi ở cho các nhà sư.

hang động Long Môn

hang động Long Môn

Vào năm 2000, hang động Long Môn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới như là một biểu hiện nổi bật của sự sáng tạo nghệ thuật của con người, cùng sự hoàn hảo của một loại hình nghệ thuật và sự gói gọn của tinh tế văn hóa nhà Đường ở Trung Quốc.

hang động Long Môn

Du lịch Trung Quốc: 58 Di sản thế giới được UNESCO công nhận (phần 6)