Tết Trung thu
Tết Trung thu

Việt Nam – Ánh trăng tròn rọi sáng yêu thương

Được diễn ra vào Rằm tháng 8 hàng năm (15 tháng 8 âm lịch), tết Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng của người con đất Việt. Dù là quá khứ hay hiện tại, đây đều là thời khắc để những trái tim gắn kết yêu thương. Cùng quây quần bên không gian ấm cúng. Trong khí trời dịu mát khi đất trời vào thu, dưới ánh trăng tròn vành vạnh gợi mở giây phút thiêng liêng.

Phong tục gắn với nhiều hoạt động thú vị. Trẻ con nô nức, thích thú với múa lân, rước đèn, các trò chơi dân gian. Mọi người cùng thưởng thức các món truyền thống. Gia đình quây quần rước cỗ, phá cỗ dưới trăng, nhâm nhi ít trà ấm và dùng bánh Trung thu ngọt ngào. Để chúng ta có dịp nhìn lại, lắng đọng và tâm tình với những người thân yêu sau ngày tháng bộn bề.

Tết Trung thu

Những chiếc đèn lồng rực rỡ không thể thiếu trong mùa tết Trung thu.

Trung Quốc – Đón sum vầy, ấm đoàn viên

Khi nhắc đến vẻ đẹp tết Trung thu ở một số quốc gia châu Á, chắc chắn không thể không nhắc đến Trung Quốc. Trong văn hóa quốc gia này, tết Trung thu là một trong những dịp lễ quan trọng bậc nhất chỉ sau tết Nguyên đán. Nguồn gốc về tết Trung thu gắn liền với nhiều truyền thuyết như: Chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ hay câu chuyện về vua Đường Huyền Tông và nàng Dương Quý Phi.

Tết Trung thu

Một dịp lễ quan trọng bậc nhất với nhân dân Trung Quốc

Luôn coi trọng sự sum họp, nên đây là dịp để bất kỳ ai đang ở xa quay về bên gia đình. Các thành viên cùng dùng bữa cơm đoàn viên. Và thưởng nguyệt, tế trăng, rước đèn, xem múa lân, thả hoa đăng, thưởng rượu và giải câu đố. Với những mong ước và thông điệp về sự bình an và cầu chúc nhiều điều tốt lành. Trong đó, bánh trung thu là một phần hương vị nổi bật, biểu tượng cho sự tròn đầy, viên mãn.

Hàn Quốc – Đoàn tụ chốn quê hương

Tết Trung thu

Một dịp quan trọng để con cháu cùng tề tựu về quê hương

Cũng như nhiều quốc gia nông nghiệp khác, tết Trung thu là một dịp lễ đặc sắc của người dân ở xứ sở kim chi. Tết Trung thu tại đây còn được gọi là lễ Chuseok (tức đêm mùa thu), đêm trăng tròn đầy và đẹp nhất. Dịp này cũng trùng với thời điểm việc đồng áng đã đến mùa thu hoạch. Do đó, người nông dân sẽ dâng lễ tạ ơn tổ tiên, thần linh giúp cho mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Tết Trung thu

Mâm cỗ đặc sắc, hoành tráng trong dịp lễ

Vào dịp này, gia đình cùng quây quần chuẩn bị và thưởng thức các món ăn truyền thống. Tiểu biểu phải kể đến bánh Songpyeon, được làm từ gạo có nhân đậu, Toranguk (canh khoai sọ), rượu sindoju. Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động ý nghĩa như: tảo mộ, mặc Hanbok múa Ganggangsullae, kéo co, đấu vật…

Nhật Bản – Lòng biết ơn với thần Mặt trăng

Tết Trung thu
Tết Trung thu

Nhật Bản được biết đến là quốc gia có nhiều hoạt động để con người cùng ngồi lại và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên. Trong đó, tết Trung thu được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng. Đây được xem là một phần của hệ thống tín ngưỡng cổ xưa Thần đạo. Thể hiện lòng biết ơn của người dân với thần Mặt trăng.

Theo truyền thuyết, xứ sở anh đào dịp này gắn liền với hình ảnh chú thỏ đang đứng giã bánh tsukimi dango trên mặt trăng. Nên theo truyền thống, người dân sẽ ăn bánh gạo tsukimi dango, khoai môn, uống trà và ngắm trăng. Cầu mong sự bình an và hạnh phúc. Vào đêm rằm tháng 8, mọi người cùng ngắm trăng, bày biện mâm cỗ và thưởng thức những món truyền thống trong không khí trang trọng. Các trẻ nhỏ sẽ rước đèn cá chép, biểu tượng cho sự can đảm.

Tết Trung thu

Ở Nhật Bản, tết Trung thu được gọi là Tsukimi hay Otsukimi, có nghĩa là ngắm trăng

5 set bánh Trung thu có thiết kế độc lạ, ấn tượng, lý tưởng để gửi trao mỹ vị cho mùa đoàn viên 2024