Côn Đảo luôn là địa điểm lý tưởng cho những tín đồ du lịch.
Côn Đảo (còn có tên gọi khác là Côn Sơn, Côn Lôn) là huyện đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cách TP.HCM khoảng 1 giờ bay, Côn Đảo với diện tích khoảng 76km2 gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ.
Mùa đẹp nhất trong năm để khám phá Côn Đảo là từ tháng 4 đến tháng 11. Lý do là vì vào khoảng thời gian này biển sẽ lặng, gió dịu mát hơn nên du khách có thể thoải mái tham quan vùng đảo này mà không lo gặp trở ngại về thời tiết.
Top 6 địa điểm nổi tiếng ở Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Côn Đảo nằm trong danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Nơi này gắn liền với những cái tên nổi tiếng như Chuồng Bò, trại Phú Hải, Chuồng Cọp, cầu Ma Thiên Lãnh, sở Muối, sở Lò Vôi,…
Trước kia, Nhà tù Côn Đảo được coi như "địa ngục trần gian" vì là nơi thực dân Pháp giam giữ những người yêu nước và tham gia các phong trào Cách mạng, sau này lại bị đế quốc Mỹ sử dụng để giam cầm tù nhân.
Hiện tại, Nhà tù Côn Đảo đã trở thành chứng tích lịch sử để thế hệ sau hiểu rõ về ý chí quật cường, trung kiên của bậc cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Nhà tù Côn Đảo nằm trong danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.
Nghĩa trang Hàng Dương
Nghĩa trang Hàng Dương là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhất Côn Đảo, nơi an nghỉ của hơn 2.000 liệt sĩ, trong đó có mộ chị Võ Thị Sáu.
Nghĩa trang Hàng Dương rộng khoảng 190.000m2 bao gồm tổng 4 khu mộ như khu A, B, C, D. Nếu bạn muốn đến viếng thăm mộ cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong có thể tới khu A. Mộ chiến sĩ Lê Chí Hiếu, Võ Thị Sáu ở khu B hay mộ liệt sĩ Lê Văn Việt ở khu C.
Nghĩa trang Hàng Dương là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất Côn Đảo, nơi an nghỉ của hơn 2.000 liệt sĩ, trong đó có mộ chị Võ Thị Sáu.
Dinh Chúa Đảo
Với những ai thích tìm hiểu lịch sử thì Dinh Chúa Đảo là địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến Côn Đảo. Dinh Chúa đảo từng là cơ quan đầu não của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên toàn đảo đều dưới quyền điều khiển của chúa đảo.
Đặc biệt, Dinh Chúa Đảo là nơi thành lập chính quyền Cách mạng đầu tiên của Côn Đảo vào năm 1945 và ngày Côn Đảo giải phóng hoàn toàn vào năm 1975. Kể từ ngày giải phóng, Dinh Chúa Đảo được sử dụng làm bảo tàng di tích lịch sử và văn hóa ở Côn Đảo.
Với những ai thích tìm hiểu lịch sử thì Dinh Chúa Đảo là địa điểm không nên bỏ lỡ khi đến Côn Đảo.
Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)
Chùa Núi Một còn được biết đến với cái tên gọi là Vân Sơn Tự, với tổng diện tích với 19.434 mét vuông do Mỹ xây dựng vào năm 1964. Chùa Núi Một là địa điểm du lịch tâm linh trứ danh tại Côn Đảo được nhiều du khách lựa chọn để cầu nguyện, hành hương cũng như cầu siêu cho các anh hùng liệt sỹ.
Chùa Núi Một mang nét kiến trúc đậm chất Phật giáo, từ đỉnh chùa Núi Một du khách sẽ được phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vịnh Côn Sơn từ xa đẹp như bức tranh sơn thủy khiến ai đến cũng phải đắm chìm vào khung cảnh đầy ấn tượng ấy.
Chùa Núi Một là địa điểm du lịch tâm linh trứ danh tại Côn Đảo.
An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến)
Bà Phi Yến là vợ chúa Nguyễn Phúc Ánh (tức Nguyễn Ánh). Đối với những người dân đảo, ngôi miếu bà phi Yến (An Sơn Miếu) rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước.
Ngày nay, ngôi miếu ngày được nhiều người biết đến và thường xuyên viếng thăm. Đến đây, bạn sẽ được nghe câu chuyện xúc động về tình mẫu tử của bà Phi Yến và Hoàng tử Cải hay sự tích về 2 cây thị trở thành di sản quốc gia ở sân miếu.
An Sơn Miếu ngày được nhiều người biết đến và thường xuyên viếng thăm
Hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh là đảo lớn thứ 2 trong 16 đảo thuộc Côn Đảo. Nơi này được gọi là Bảy Cạnh bởi khi nhìn từ trên xuống, đảo trông như một hình đa giác với 7 bãi cát xung quanh.
Toàn bộ Hòn Bảy Cạnh được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh với hệ động thực vật vô cùng phong phú. Đặc biệt, đây còn là nơi có số lượng rùa lên bãi biển đẻ trứng nhiều nhất Việt Nam.
Hòn Bảy Cạnh. (Ảnh: yeudulich)
Đến thăm Hòn Bảy Cạnh, bạn sẽ được thỏa thích bơi lội, hoặc tham gia các hoạt động thú vị như ngắm san hô, khám phá hệ sinh thái rừng ngập mặn hay xem rùa mẹ đẻ trứng.