Vnluxury

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Thoa kem chống nắng là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Song có phải các loại kem đều an toàn? Tác hại của kem chống nắng là gì?

Thoa kem chống nắng là bước quan trọng trong quy trình chăm sóc da. Thế nhưng liệu có phải tất cả các loại kem chống nắng đều an toàn? Tác hại của bôi kem chống nắng là gì? Hãy để chúng mình giải đáp cho bạn những thắc mắc về lợi ích và tác hại của kem chống nắng.

Lợi ích của kem chống nắng

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Cháy nắng cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da

Nếu không có kem chống nắng, làn da của bạn sẽ phải chịu nhiều tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vậy nên trước khi nói đến tác hại của kem chống nắng, hãy xem tác dụng của chúng là gì.

1. Bảo vệ da khỏi cháy nắng

Làn da tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời sẽ bị bỏng rát, tổn thương và cháy nắng. Cháy nắng cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư da. Kem chống nắng bảo vệ làn da của bạn, giảm thiểu sự xâm nhập của tia UV gây hại cho da.

2. Giữ cho da đều màu

Sử dụng kem chống nắng cho da mặt sẽ giúp làn da của bạn được đều màu hơn. Tác hại của ánh nắng mặt trời là một trong những nguyên nhân khiến da không đều màu và kem chống nắng hàng ngày giúp ngăn ngừa những tác động đó.

3. Giảm nguy cơ ung thư da

Tác hại của việc không sử dụng kem chống nắng làm tăng nguy cơ ung thư da, đặc biệt là khối u ác tính. Loại ung thư này rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng nhiều phụ nữ. Các chuyên gia khuyến nghị sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF ít nhất là 30. Chỉ số càng cao thì khả năng chống tia cực tím càng tốt.

4. Ngăn ngừa lão hóa

Tác hại của việc không bôi kem chống nắng sẽ làm hỏng collagen và các mô liên kết của da. Nghĩa là làn da của bạn sẽ mất đi độ đàn hồi và xuất hiện nhiều vết nhăn, vết đồi mồi gây lão hóa da. Nếu bạn muốn giảm các dấu hiệu lão hóa thì hãy dùng kem chống nắng.

5. Tránh vỡ mạch máu

Tia UV có thể làm hỏng thành mạch máu của da, khiến da mỏng đi và dễ gây ra vết bầm tím hoặc chảy máu. Kem chống nắng bảo vệ keratin – loại protein thiết yếu trong da. Keratin giữ cho làn da mịn màng và khỏe mạnh toàn diện.

Tác hại của kem chống nắng hóa học có đáng lo ngại?

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Bạn hãy chọn loại kem có nhãn ghi “không gây dị ứng” hoặc chọn loại không chứa PABA 

Mặc dù bôi kem chống nắng có thể bảo vệ bạn khỏi các tia UVAUVB có hại, nhưng vẫn có khuyến cáo về một số hóa chất vượt ngưỡng an toàn trong kem chống nắng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Đặc biệt, tác hại của kem chống nắng hóa học được nhiều người quan tâm. Bởi vì loại kem này sử dụng nhiều loại hóa chất như oxybenzone, octinoxate, avobenzone, homosalate và octocrylene… để hấp thụ tia UV có hại. Những thành phần này cũng sẽ thấm qua da và đi vào máu, được nhiều nghiên cứu chỉ ra cũng có liên quan đến sự rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng khả năng sinh sản, ung thư…

Mặc dù các thành phần gây tổn hại cho da trong kem chống nắng hóa học cần được nghiên cứu kỹ hơn nhưng theo các chuyên gia, tốt nhất bạn nên sử dụng kem chống nắng vật lý. Chúng chỉ chứa 2 thành phần là oxit kẽm và titan dioxide được xem là an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để kiểm tra xem oxybenzone có phù hợp với loại da của bạn hay không.

Tác hại của bôi kem chống nắng là gì?

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Nhiều người gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm phát ban và ngứa da khi thoa kem chống nắng. 

Tác hại của kem chống nắng có thể chứa nhiều hóa chất gây hại cho làn da của bạn. Do đó, điều quan trọng là bạn cần biết rõ thành phần trong kem chống nắng và chúng ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp.

1. Phản ứng dị ứng

Nhiều người gặp phản ứng dị ứng nghiêm trọng bao gồm phát ban và ngứa da khi thoa kem chống nắng. Điều này có thể là do các hóa chất trong kem chống nắng như nước hoa và chất bảo quản gây ra.

Giải pháp: Bạn hãy chọn loại kem có nhãn ghi “không gây dị ứng” hoặc chọn loại không chứa PABA (hóa chất phổ biến trong kem chống nắng nhưng dễ gây dị ứng với làn da nhạy cảm).

2. Tác hại của kem chống nắng khiến da nổi nhiều mụn

Nếu bạn có làn da dễ bị mụn trứng cá, một số hóa chất trong kem chống nắng có thể làm tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

Giải pháp: Hãy chọn kem chống nắng không gây mụn và không chứa dầu. Chọn loại kem phù hợp nhất với làn da của bạn. Tránh sử dụng kem chống nắng toàn thân cho da mặt vì chúng quá nặng.

3. Tác hại của việc sử dụng kem chống nắng gây kích ứng mắt

Khi kem chống nắng dính vào mắt, chúng có thể gây đau và kích ứng. Mắt sẽ bị bỏng rát và nhạy cảm với ánh sáng.

Giải pháp: Nếu kem chống nắng dính vào mặt, bạn hãy dùng nước sạch hoặc nước mắt nhân tạo để rửa mắt. Bạn có thể đặt một miếng vải ướt lên mắt để giảm đau. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ.

4. Tác hại của kem chống nắng hóa học tăng nguy cơ ung thư vú

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Ảnh: Shiseido

Thành phần trong kem chống nắng hóa học có thể có tác dụng estrogen lên tế bào ung thư vú. Một số loại kem chống nắng còn ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong máu.

Benzophenone-3 là thành phần phổ biến được tìm thấy trong kem chống nắng hóa học. Nó làm tăng sự tăng sinh tế bào khối u và thúc đẩy ung thư vú. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột cho thấy việc sử dụng BP-3 làm tăng tỷ lệ khối u biểu mô ở những con chuột được cho ăn chế độ ăn hạn chế ở người trưởng thành có nhiều chất béo động vật bão hòa (HFD).

Giải pháp: Đọc kỹ thành phần trong kem chống nắng. Không nên sử dụng kem chống nắng hóa học cho trẻ em vì da trẻ hấp thụ nhanh.

5. Tác hại của kem chống nắng giả gây mủ trong nang lông

Đây là một tác dụng phụ hiếm gặp xảy ra. Tuy nhiên, thường không phải do kem chống nắng chất lượng mà là do việc sử dụng kem chống nắng pha trộn hóa chất độc hại, hàng giả…

Giải pháp: Chọn kem chống nắng có thương hiệu uy tín, tránh mua phải hàng giả giá rẻ kém chất lượng.

6. Tác hại của kem chống nắng gây khô da

Kem chống nắng thường có sẵn ở nhiều dạng như gel, nước thơm, thuốc xịt, thuốc mỡ, kem và sáp. Một số loại kem chống nắng có thể khiến da bị căng hoặc khô và có thể gây đau ở những vùng có nhiều lông.

Quảng cáo

Giải pháp: Hãy chọn loại kem chống nắng phù hợp cho vùng da. Ví dụ như dạng gel phù hợp với vùng có nhiều lông như ngực nam giới.

Tác hại của việc sử dụng kem chống nắng sai cách

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Đừng đợi đến khi ra ngoài rồi mới vội vàng thoa kem chống nắng

Sau đây là những sai lầm khi sử dụng kem chống nắng gây ra những tác hại cho da.

1. Không bôi kem chống nắng trước 20 phút khi ra ngoài

Đừng đợi đến khi ra ngoài rồi mới vội vàng thoa kem chống nắng. Bác sĩ da liễu cho biết cần bôi kem trước 20 phút khi ra ngoài. Bởi vì làn da của bạn phải mất một thời gian mới hấp thụ được các thành phần trong kem.

2. Thoa quá ít kem chống nắng

Để tránh tác hại của kem chống nắng, hãy bôi một lượng vừa đủ bao phủ hết toàn bộ làn da. Khi bạn bôi quá ít kem thì chỉ số SPF cũng không đủ để bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời.

3. Tác hại của bôi kem chống nắng không đều

Bạn cần bôi kem chống nắng lên toàn bộ vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đặc biệt, vùng da trên mí mắt và môi dễ bị tổn thương nhưng lại hay bị “lãng quên”.

Tổ chức Ung thư Da khuyên bạn nên thoa son dưỡng môi hoặc son môi có chỉ số SPF 15 trở lên và đặc biệt chú ý đến môi dưới. Môi thoa son bóng mà không có bất kỳ lớp bao phủ nào là điều không tốt. Bởi vì đôi môi ẩm và bóng sẽ thu hút ánh nắng mặt trời.

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Ảnh: Unsplash.

4. Bạn không bôi lại kem chống nắng

Hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng: Thoa lại kem chống nắng ít nhất 2 giờ 1 lần, thường xuyên hơn nếu bạn đổ mồ hôi nhiều hoặc đi bơi. Theo hướng dẫn của FDA, ngay cả những loại kem chống nắng có nhãn “chống nước” cũng chỉ duy trì SPF trong tối đa 80 phút. Việc thoa lại cũng sẽ giúp bạn đạt được độ che phủ tổng thể đồng đều hơn cho làn da.

5. Tác hại của việc không bôi kem chống nắng khi trời mát

Ngay cả khi không nhìn thấy mặt trời, 80% tia UV vẫn chiếu vào da bạn. Vì vậy điều quan trọng là bạn phải thoa kem chống nắng bất cứ khi nào bạn ra ngoài – kể cả ngày râm mát.

6. Tác hại của kem chống nắng hết hạn sử dụng

Bạn có sử dụng cùng một lọ kem chống nắng năm này qua năm khác không? Dùng kem chống nắng hết hạn sử dụng sẽ gây hại cho da. Vậy nên hãy chú ý đến hạn dùng ghi trên nhãn chai nhé.

Cách phòng tránh tác hại của kem chống nắng

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nếu bạn ở ngoài trời trong thời gian dài

• Rửa sạch và ngừng sử dụng kem chống nắng nếu chúng gây mẩn đỏ hoặc kích ứng da.

• Nếu muốn sử dụng kem chống nắng mới, hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc nguồn sách báo tin cậy.

• Thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ nếu bạn ở ngoài trời trong thời gian dài.

• Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng dạng son dưỡng môi, hãy chỉ bôi nó lên vùng môi.

• Hãy lựa chọn đúng loại kem chống nắng cho trẻ em. Tránh sử dụng kem chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.

• Chọn kem chống nắng không chứa dầu và không gây mụn nếu bạn có làn da dầu.

• Ưu tiên dùng kem chống nắng vật lý để tránh tác hại của kem chống nắng hóa học.

• Bên cạnh việc sử dụng kem chống nắng, hãy dùng thêm mũ rộng vành, kính râm, mặc quần áo dài khi ra nắng.

Giải đáp một số thắc mắc về lợi ích và tác hại của kem chống nắng

6 tác hại của kem chống nắng không nên xem thường
Hầu hết các loại kem chống nắng không có đặc tính dưỡng ẩm

1. Có nên bôi kem chống nắng vào ban đêm?

Không cần thiết. Tác hại của kem chống nắng có thể làm khô da hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông nếu để qua đêm.

2. Tôi có thể bỏ qua kem dưỡng ẩm và sử dụng kem chống nắng không?

Không. Hầu hết các loại kem chống nắng không có đặc tính dưỡng ẩm. Vì vậy, hãy thoa kem dưỡng ẩm trước kem chống nắng.

3. Nước có làm trôi kem chống nắng không?

Điều này phụ thuộc vào đặc tính chống thấm nước của kem chống nắng. Tuy nhiên, bạn nên thoa lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ.

4. Sử dụng kem chống nắng cho trẻ em có an toàn không?

Có, việc sử dụng kem chống nắng cho trẻ em là an toàn. Kem chống nắng có thể được sử dụng an toàn cho trẻ em từ sáu tháng tuổi trở lên. Một số loại kem chống nắng được dán nhãn dành cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ.

5. SPF 30 hay 50 tốt hơn?

Cả hai loại kem chống nắng SPF 30 và SPF 50 đều có khả năng bảo vệ chống lại tia UVB gây cháy nắng. Tuy nhiên, SPF 50 mang lại khả năng bảo vệ cao hơn một chút so với SPF 30, ngăn chặn 98% tia UVB so với 96% của SPF 30.

6. SPF 50 có tốt cho da đen không?

Có, SPF 50 tốt cho da đen. Da đen có nồng độ melanin cao hơn, giúp bảo vệ làn da tự nhiên trước ánh nắng mặt trời nhưng vẫn cần được bảo vệ bổ sung bằng kem chống nắng.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác hại của kem chống nắng và có cách sử dụng an toàn, hiệu quả cho làn da.

Nguồn bazaarvietnam.com Copy
Vnluxury
Vnluxury
Vnluxury

Có thể bạn quan tâm