Xu hướng này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành ẩm thực cao cấp, nơi mà khách hàng không chỉ thưởng thức món ăn mà còn có những trải nghiệm xa xỉ về không gian và dịch vụ. Từ đó, nhiều doanh nghiệp bắt đầu đầu tư vào các giá trị vô hình nhằm đa dạng hóa trải nghiệm, đồng thời tạo ra điểm chạm mới để kết nối với khách hàng.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Omakase cho phép đầu bếp chọn và chuẩn bị các món ăn dựa trên sự sáng tạo của họ.

Omakase: Trào lưu ẩm thực Nhật giữa lòng Sài Gòn 

Trào lưu Omakase đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam, thu hút nhiều sự quan tâm lớn từ những người yêu thích ẩm thực. Omakase cho phép đầu bếp chọn và chuẩn bị các món ăn dựa trên sự sáng tạo của họ. Điều này tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và thú vị cho người dùng, tạo cảm giác kỳ vọng và bất ngờ trong mỗi món ăn được trình bày lên dĩa.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Omakase đã dần mở rộng sang các nhà hàng món Âu.

Ban đầu, phong cách Omakase chủ yếu được biết đến trong các nhà hàng sushi. Tuy nhiên, cùng với sự phổ biến của sushi, Omakase đã dần mở rộng sang các nhà hàng món Âu. Mỗi nhà hàng mang đến một trải nghiệm Omakase độc đáo, như Sushi Rei với mức giá khởi điểm 3.000.000 VND, hay Kiyota Sushi với mức giá dao động từ 700.000 - 1.500.000 VND. Sự đa dạng của các món ăn và chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định mức giá cuối cùng. Mặt khác, do tính chất đặc biệt và sự tinh tế trong từng món ăn, Omakase có thể không phải lựa chọn thường xuyên cho mọi người, với mức giá trung bình dao động từ 1.500.000 VND - 10.000.000 VND cho mỗi bữa ăn. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Ở Omakase, thực khách được thưởng thức những món ăn chế biến từ những nguyên liệu tươi ngon và sáng tạo nhằm tạo ra các món ăn cao cấp, đồng thời số lượng khách hàng trong mỗi buổi cũng được giới hạn. Điều này đảm bảo chất lượng tốt nhất của bữa ăn, và trải nghiệm này thường dành cho những người yêu thích sự khám phá, có tiêu chuẩn thưởng thức riêng trong ẩm thực. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Tương tác trực tiếp với đầu bếp là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm Omakase.

Khách hàng không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn có cơ hội xây dựng mối quan hệ với người đầu bếp. Qua những câu chuyện về ẩm thực, khách hàng sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về văn hóa ẩm thực và nghệ thuật chế biến món ăn.

Sở dĩ mô hình kinh doanh Omakase trở thành trào lưu vì nó mang đến cho khách hàng sự tiện lợi tối đa. Thay vì mất thời gian đắn đo lựa chọn món ăn, thực khách có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự am hiểu và kinh nghiệm của đầu bếp. Việc “giao phó” quyền quyết định cho những người sành ăn không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo một bữa ăn ngon miệng và đầy bất ngờ.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Bên cạnh đó, Omakase giúp thực khách tự tin và thoải mái khi lần đầu trải nghiệm ở những nhà hàng sang trọng và không có kiến thức sâu rộng về ẩm thực. Bởi thực tế là nhà hàng Omakase đắt đỏ hơn so với các nhà hàng Nhật thông thường, nhưng đó là nhờ các món ăn được chăm chút kỹ lưỡng và đi kèm theo đó là một thái độ phục vụ gần gũi. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Omakase giúp thực khách tự tin và thoải mái khi lần đầu trải nghiệm ở những nhà hàng sang trọng và không có kiến thức sâu rộng về ẩm thực.

Món phở có giá 2,5 triệu đồng, dùng trứng cá tầm và thìa ngọc trai 

Được biết, phở là món ăn quen thuộc của người Việt, thường có giá dao động trên dưới 50.000 đồng. Thế nhưng nhiều đầu bếp vẫn không ngừng tìm tòi nhằm tạo ra những tô phở mang đậm hương vị truyền thống, xứng đáng với giá trị ẩm thực truyền thống của món ăn này. 

Mới đây, tại nhà hàng Anan Saigon đã giới thiệu món phở có giá 2,5 triệu đồng với tên gọi “Pot Au Phở”. Khẩu phần của món này vừa vặn ăn cho 2 người ăn, bao gồm nhiều món ăn sáng tạo: 2 ly "Phởjito", 2 quả cầu "phở phân tử", 2 miếng bánh mì Việt Nam, 2 bát "trà phở" nguyên vị, 2 tô bánh phở và 1 tô đá chứa nước dùng dùng để nhúng các lát thịt với nhiều loại sốt khác nhau và nhiều loại thịt bò khác nhau.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Ly “Phởjito” là phiên bản trứng chần được thiết kế như một ly cocktail, bên ngoài trang trí bằng thanh quế đốt cháy cùng với hoa hồi khô, ớt tươi - những gia vị quen thuộc trong một tô phở. Món ăn này được đầu bếp pha trộn với thạch phở, một ít tempura và đặc biệt là trứng cá tầm - một trong những nguyên liệu đắt đỏ trong giới ẩm thực. Nước dùng phở được xem là tinh túy nhất của tô phở, cũng được thưởng thức theo cách đặt biệt khi được ví von như bát “trà phở”. 

Quả cầu “phở phân tử” (Molecular phở) lại được bao phủ bằng một màn khói trắng mang hương thơm của các loại thảo mộc quen thuộc được dùng khi nấu phở. Hương vị đặc trưng nhất của phở được gói gọn trong một viên thạch óng ánh trên chiếc thìa sứ, bên trên là một lát bò Wagyu cùng một ít trứng cá tầm. Món ăn được hoàn thiện bằng một thố đá nước dùng cùng nhiều loại thịt bò khác nhau, cùng với đó là vài lát bánh mì được ăn cùng với phần tủy bò cháy cạnh. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Không chỉ sáng tạo trong hương vị truyền thống, món phở 2,5 triệu còn mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo qua không gian được thiết kế như một quầy bar hiện đại. Tại đây, thực khách có thể vừa thưởng thức tô phở "pha chế" một cách nghệ thuật bởi chính tay đầu bếp, vừa đắm mình trong không gian tràn ngập hương thơm đặc trưng của các loại gia vị quế, hồi, thảo quả, đinh hương. Điều thú vị là, hương thơm này đến từ chiếc bình xông tinh dầu, chứa một loại nước hoa đặc biệt chiết xuất từ những gia vị nấu phở. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Ổ bánh mì nhân nấm truffle và pate gan ngỗng mang đậm phong cách ẩm thực Pháp

Từ năm 2017, một ổ bánh mì với giá 2,2 triệu đồng từng gây sốt tại TPHCM. Với nhân thịt heo kết hợp cùng nấm truffle và pate gan ngỗng, ổ bánh mì này mang đậm phong cách ẩm thực Pháp. Tương tự, một tô phở cũng có giá 2,2 triệu đồng đã gây ấn tượng với thực khách khi có đến 7 loại thịt bò, trong đó có thăn bò Mỹ và sốt nấm truffle đen. Có thể thấy, việc biến tấu các món ăn truyền thống thành những trải nghiệm ẩm thực cao cấp không còn là điều mới lạ tại thị trường ẩm thực Việt Nam.

Cơn sốt trà vải Thái Công cùng tuần lễ "Mua 1 tặng 1"

Thời gian qua, màn review "không thích trà vải Thái Công" trên TikTok trở thành hiện tượng mạng xã hội. Từ đó, ly trà vải trị giá 180.000 đồng của NTK Thái Công không chỉ trở thành tâm điểm chú ý mà còn thu hút một lượng lớn khách hàng đến trải nghiệm tận nơi. Không chỉ những người dùng bình thường, mà cả nhiều TikToker nổi tiếng cũng đổ xô đến để chia sẻ cảm nhận về món đồ uống này, góp phần làm tăng thêm độ hot của trend.

Tận dụng sức hút của trào lưu này, Thái Công còn tổ chức tuần lễ trà vải "Mua 1 tặng 1", thu hút đông đảo khách hàng. Thậm chí, anh còn gây bất ngờ khi trao thưởng một chiếc ly pha lê sang trọng cho màn review ấn tượng nhất. Và mới đây, chủ nhân may mắn của phần quà giá trị này đã chính thức lộ diện. 

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Màn review "không thích trà vải Thái Công" trên TikTok trở thành hiện tượng mạng xã hội

Một trong những điểm nhấn của món trà vải Thái Công chính là hình thức bắt mắt. Món trà vải ở đây được sử dụng bằng ly cao pha lê, bên trên trang trí thêm hoa tươi. So với các loại trà vải thường thấy sẽ thiên về màu nâu trà, thế nhưng trà vải tại quán Thái Công lại ngả hồng. Mặt khác, do khâu pha chế đến trang trí khá cầu kỳ nên các thực khách sẽ phải chờ đợi khá lâu. Nhà thiết kế Thái Công cho biết trà vải được pha bằng TWG - dòng trà Singapore có giá 5 triệu đồng/kg. Màu hồng tự nhiên của trà vải đến từ hoa hồng, kết hợp bí quyết riêng của bartender (người pha chế).

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công
“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Theo miêu tả của một số vị khách, hương vị món trà vải này khá thú vị. Mùi trà khá thơm kèm với mùi hương của hoa trang trí, vị không bị ngọt gắt mà mang đến sự thanh mát, dễ uống, phù hợp với nhiều đối tượng. Bên cạnh đó, giá cả của các loại đồ uống luôn là điều gây tranh cãi, với mức giá bình thường lên đến 180k/ly, do đang trong tuần lễ trà vải món nước này mua 1 tặng 1 tính ra chỉ còn 90k/ly. Tuy nhiên, với những thực khách thích không gian sang chảnh, phong cách quý tộc để check-in thì vẫn có thể chịu chi 180k/ly trà vải.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Theo miêu tả của một số vị khách, hương vị món trà vải này khá thú vị.

Trước đó, NTK Thái Công cũng thành công trong việc tạo ra cơn sốt khi livestream bán các sản phẩm nội thất cao cấp trên TikTok Shop. Việc sử dụng chiến lược nội dung UGC (User-Generated Content) trong chiến lược marketing đã giúp Thái Công thu hút sự chú ý lớn từ cộng đồng mạng, đồng thời tự tạo nên những xu hướng riêng cho sản phẩm của mình.

“Bán” không gian và trải nghiệm: Độc lạ cách tiếp thị của mô hình kinh doanh ẩm thực xa xỉ từ văn hóa Omakase, bát phở giá 2,5 triệu đồng và cơn sốt trà vải Thái Công

Trước đó, NTK Thái Công cũng thành công trong việc tạo ra cơn sốt khi livestream bán các sản phẩm nội thất cao cấp trên TikTok Shop.

Nhằm tạo ra sự khác biệt và thu hút những thực khách, các nhà hàng xa xỉ không ngừng tìm kiếm những cách thức mới để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh việc chế biến những món ăn tinh tế, họ còn đầu tư vào việc xây dựng một không gian trải nghiệm độc đáo, từ những thiết kế nội thất ấn tượng, âm nhạc phù hợp cho đến việc lựa chọn những chiếc ly, tách mang tính thẩm mỹ cao. Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng thức ẩm thực mà còn tạo nên một phong cách sống riêng biệt, độc đáo.

Top 3 địa chỉ Omakase Hà Nội khiến giới sành ăn phải "Phát Cuồng